06 tháng đầu năm 2013, Ban pháp chế của HĐND thành phố đã tiến hành giám sát về tình hình triển khai thực hiện nghị quyết của HĐND thành phố, việc thể chế Nghị quyết của HĐND thành phố tại kỳ họp thứ 6 cuối năm 2012.
0
Các Nghị quyết của HĐND ban hành tại kỳ họp thứ 6 của HĐND thành phố đều được UBND thành phố kịp thời thể chế hóa theo quy định.
Nội dung đơn KNTC chủ yếu liên quan đến tranh chấp đất đai của các đương sự, giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án, công trình; khiếu nại các cơ quan chức năng không thực hiện các quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật.
Tình hình triển khai các Nghị quyết số 08, 09 và 10/2012/NQ-HĐND ngày 05/7/2012 của HĐND thành phố thực hiện khá tốt bước đầu đã góp phần tạo sự phấn khởi, yên tâm công tác đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị ở cơ sở. Việc hỗ trợ thêm tiền cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã có trình độ chuyên môn (đại học, cao đẳng, trung cấp) đã thu hút được lực lượng sinh viên trẻ về công tác ở phường, xã, thị trấn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ không chuyên trách. Riêng quận Thốt Nốt đã thực hiện Đề án Thốt Nốt 30+3 khuyến khích đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học về công tác ở phường hỗ trợ 01 lần đối với trình độ cử nhân: 15.000.000 đồng; thạc sĩ: 20.000.000 đồng; tiến sĩ 30.000.000 đồng; sinh viên đang học đại học chính quy: 6.000.000 đồng/năm; hiện nay quận đã thu hút được 06 sinh viên có trình độ đại học về công tác tại các phường.
Qua giám sát cho thấy vẫn còn một số hạn chế như:
Mặc dù số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo có giảm so cùng kỳ nhưng không nhiều, hầu hết vẫn là giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa thỏa đáng, một số đơn có nội dung khiếu nại đối với bản án của TAND.
Về tình hình triển khai thực hiện những quy định về chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách, phường, xã, thị trấn đã tăng khá nhiều nhưng so với giá cả hiện nay thì mức phụ cấp vẫn còn thấp do đó hầu hết các quận, huyện vẫn đề nghị tăng thêm mức hỗ trợ, hệ số cho những người hoạt động không chuyên trách cấp xã, cũng như mức khoán, mức hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đoàn thể xã và ấp. Một số địa phương cho rằng các đoàn thể cấp xã, ấp hoạt động như cơ quan chuyên môn, cán bộ không chuyên trách như công chức nên việc bố trí kinh phí hoạt động phải được đảm bảo đầy đủ theo kế hoạch hoạt động của tổ chức mình. Một số nơi sử dụng mức khoán kinh phí hoạt động cho Mặt trận Tổ quốc xã là 20 triệu đồng/năm; các đoàn thể ở xã: Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, mỗi đoàn thể là 10 triệu đồng/năm không thực hiện đúng việc chi cho mục đích hoạt động của tổ chức mình mà sử dụng để chi hỗ trợ thêm cho con người; việc chi cho tổ viên Tổ bảo vệ dân phố ở ấp (thuộc thị trấn), khu vực được hưởng mức chi bồi dưỡng khi tham gia tuần tra, canh gác là 20.000 đồng/người/ngày, đêm thực hiện không theo ngày công quy định (tuần tra, canh gác) mà được thực hiện bình quân 30 ngày/tháng.
Qua đây, Ban pháp chế đã kịp thời báo cáo Thường trực HĐND thành phố kiến nghị UBND thành phố kịp thời chỉ đạo sở, ngành hữu quan; UBND các quận, huyện để chấn chỉnh và khắc phục những khó khăn vướng mắc trong thời gian qua, đề xuất biện pháp để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Ngọc Hiếu