Video clip

4865664

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1108
số người truy cậpHôm nay4169
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4965664

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Đại biểu Quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động Quốc hội

(TTXVN)- Sáng 16-6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, thảo luận về dự án Luật tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Qua thảo luận, các ý kiến thể hiện sự tán thành cần thiết phải sửa đổi cơ bản Luật tổ chức Quốc hội nhằm tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung nhiều nội dung về tổ chức và hoạt động của Quốc hội để phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng, phù hợp với Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kế thừa và phát triển nhiều quy định như Nội quy kỳ họp Quốc hội, các Quy chế hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Đa số các ý kiến đại biểu Quốc hội đồng tình cao với việc dự thảo luật quy định đại biểu Quốc hội giữ vị trí trung tâm trong hoạt động của Quốc hội. Chính vì vậy, các quy định về đại biểu Quốc hội trong dự thảo luật cần phải được nghiên cứu để thể hiện hết được vai trò, tầm quan trọng của đại biểu Quốc hội trong hoạt động của Quốc hội.

Thảo luận cách quy định số lượng đại biểu Quốc hội trong dự thảo Luật, nhiều ý kiến nhất trí với việc quy định tổng số đại biểu Quốc hội “không quá” 500 người như của Luật hiện hành. Nếu quy định cứng là 500, khi tiến hành bầu cử, nếu thiếu thì phải bầu bổ sung rất phức tạp. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng việc quy định cứng tổng số đại biểu Quốc hội là hoàn toàn khả thi, vì theo quy định của Hiến pháp mới sắp tới sẽ có Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan hoạt động thường xuyên để tổ chức việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội.

Thảo luận về đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội tán thành với việc cần phải tăng số lượng tối thiểu từ 25% lên từ 40% để bổ sung đại biểu hoạt động chuyên trách làm việc ở Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội phù hợp với chủ trương cải tiến, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội đã được nêu trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng.

Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần quy định cụ thể tại Điều 42 dự thảo luật, thậm chí cần tập trung nghiên cứu quy định hẳn một chương riêng về tiêu chuẩn, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ chế và điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu Quốc hội chuyên trách. Quy định như vậy mới góp phần nâng cao vị trí, vai trò, chất lượng, hiệu quả của các chức danh này, nhất là trong xu thế đổi mới hoạt động của Quốc hội hiện nay.

Bàn về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội, qua thảo luận, có 2 loại ý kiến. Có ý kiến tán thành quy định về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội như dự thảo luật. Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp tục được xác định là hình thức tổ chức hoạt động của các đại biểu Quốc hội tại địa phương; không hành chính hóa hoạt động của đại biểu Quốc hội cũng như tổ chức, hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội. Ý kiến khác đề nghị quy định cụ thể địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội với những nhiệm vụ, quyền hạn độc lập như một cơ quan của Quốc hội tại địa phương, có tư cách pháp nhân.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu đã cho các ý kiến cụ thể về cơ chế, điều kiện bảo đảm hoạt động cho đại biểu Quốc hội; số lượng các Ủy ban của Quốc hội và cơ cấu thành viên Hội đồng, Ủy ban; việc nâng các Ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành Ban thuộc Quốc hội...

 Chiều cùng ngày, Quốc hội làm việc ở hội trường, biểu quyết thông qua Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; thảo luận về dự án Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Với 86,35% số phiếu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Như vậy, Luật này gồm 9 Chương, 55 điều, quy định rõ nguyên tắc, điều kiện, trình tự, thủ tục, quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam; quyền và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, của tổ chức, cá nhân trong hoạt động nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Các đại biểu thảo luận, đóng góp ý kiến cho dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Qua thảo luận, đa số ý kiến tán thành với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội nhằm tiếp tục thể chế hóa quan điểm của Đảng, quy định của Hiến pháp về quyền được bảo đảm an sinh xã hội của công dân và trách nhiệm của Nhà nước. Tuy nhiên việc sửa đổi Luật cần quan tâm đến hai mục tiêu quan trọng là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và đảm bảo an toàn, cân đối quỹ bảo hiểm xã hội thông qua việc xây dựng lộ trình hợp lý.

Thảo luận về việc bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động thông qua các chính sách thúc đẩy việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị nên tạo điều kiện để người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã hiện đang hưởng phụ cấp theo công việc được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trong đó một bộ phận có quá trình làm việc tương đối lâu dài tại cơ sở, với chính sách liên thông giữa bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ tạo điều kiện để nhóm này có thể tham gia liên tục, đảm bảo an sinh khi không còn tuổi lao động. Tuy nhiên, trừ những người đang hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Góp ý bổ sung thẩm quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, các đại biểu cho rằng: Hiện nay tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội có xu hướng tăng với số tiền nợ rất lớn, cần phải có giải pháp mạnh hơn để đảm bảo tính tuân thủ pháp luật, đảm bảo quyền lợi của người lao động. Với bộ máy thanh tra hiện nay, ngành lao động - thương binh và xã hội không đủ điều kiện để đảm bảo công tác thanh tra, xử phạt vi phạm, khởi kiện đối với doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, cần tăng thẩm quyền cho cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội theo cơ chế ủy quyền của Chính phủ. Theo đó cần quy định rõ các chế tài về xử lý hành chính, xử lý hình sự, khởi kiện doanh nghiệp ra tòa về hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Phát biểu tại hội trường, giải thích về tăng tuổi nghỉ hưu, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết: Tính trên nguyên tắc đảm bảo ổn định và trách nhiệm lâu dài đối với quỹ bảo hiểm xã hội thì có dự kiến phương án như lộ trình trong dự thảo. Còn việc đưa nội dung này vào thực hiện khoản 3, Điều 187, Bộ luật lao động, hiện nay đã được Chính phủ hướng dẫn bằng Nghị định 71 - đối với những người có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao thì được kéo dài tuổi nghỉ hưu cả nam và nữ. Chính phủ cũng chuẩn bị xây dựng là đối với những người lao động là nữ tham gia lãnh đạo quản lý thì cũng đề nghị kéo dài. Nhưng do đặc thù tình hình hiện nay, trước mắt Bộ Chính trị cho ý kiến tiếp tục nghiên cứu đồng bộ cả nam và nữ. Vì vậy, Ban soạn thảo tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội và tiếp tục nghiên cứu.

Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội cũng đã góp ý vào một số nội dung khác như: điều kiện hưởng lương hưu; điều chỉnh mức hưởng lương hưu hàng tháng; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc...

Sáng nay (17-6), Quốc hội làm việc ở hội trường biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường thủy nội địa; thảo luận về dự án Luật doanh nghiệp (sửa đổi).

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ