Video clip

4870822

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online770
số người truy cậpHôm nay4680
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4970822

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Đại biểu Trần Hồng Thắm góp Dự thảo Luật Trẻ em

Chiều ngày 23/3/2016, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi). Đại biểu Quốc hội (TP. Cần Thơ) Trần Hồng Thắm tham gia thảo luận thống nhất đổi tên luật thành Luật trẻ em như Báo cáo giải trình của Ủy ban thường vụ Quốc hội;

Về quyền và bổn phận của trẻ em ở Chương II, đại biểu tán thành với việc không thay từ "bổn phận" thành từ "trách nhiệm", một mặt là nhằm kế thừa các quy định tại luật năm 1991 và luật năm 2004. Mặt khác, sử dụng từ "bổn phận" nhằm cho thấy sự khuyến khích trẻ em trong quá trình hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách, luôn có sự định hướng của nhà nước, gia đình và xã hội về sự ý thức với bản thân, với gia đình và với xã hội. Bên cạnh đó, những quy định này sẽ giúp người lớn chúng ta thấy được trách nhiệm của mình trong việc giáo dục, tạo điều kiện và tiếp sức cho trẻ em thực hiện bổn phận của mình.

Tại Điều 44, bảo đảm về giáo dục cho trẻ em, đại biểu còn băn khoăn về nội dung quy định các chính sách miễn giảm học phí cho từng nhóm trẻ em tại Khoản 2 điều này, vì quy định này còn chung chung và mang tính tuỳ nghi. Đồng thời, trong thực tế các quy định hiện hành của pháp luật đã có nhiều chính sách miễn, giảm học phí cho nhiều nhóm trẻ em như miễn, giảm học phí cho trẻ em là học sinh thuộc gia đình hộ nghèo, con gia đình diện chính sách v.v... Nếu quy định như trên có đồng nghĩa với việc Nhà nước đã có nhiều chính sách cho từng nhóm trẻ em nên cũng không cần bổ sung thêm và như vậy, chúng ta có thể hiểu đây là điểm dừng trong chính sách của Nhà nước đầu tư cho giáo dục trẻ em của luật.

Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu giữ lại quy định từng bước miễn học phí cho cấp học phổ cập, vì cho rằng, quy định này là phù hợp và khả thi, thể hiện rõ ràng chính sách giáo dục của Nhà nước dành cho trẻ em và các điều kiện đảm bảo thực hiện chính sách đó, cũng là nguyện vọng tha thiết của nhiều cử tri ở những địa phương điều kiện kinh tế - xã hội chưa thuận lợi gửi gắm qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Mặt khác, quy định này còn phù hợp với xu thế và thực tế của rất nhiều nước trên thế giới, trong đó có nhiều nước điều kiện kinh tế - xã hội không phát triển bằng Việt Nam. Nếu trong vấn đề này còn có ý kiến băn khoăn cho rằng quy định từng bước miễn học phí cho cấp học phổ cập là không phù hợp khi áp dụng cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập mà không quy định rõ trách nhiệm của nhà nước, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu làm rõ các dữ liệu minh chứng cho những ý kiến này và cho rằng những ý kiến này là chưa sát hợp với thực tế, bởi lẽ Nhà nước ta đã và đang có nhiều chính sách ưu đãi về đất, về thuế v.v... cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập trên cả nước. Vì vậy, đã thu hút huy động nguồn lực xã hội hóa, đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục trên phạm vi cả nước trong thời gian qua. Nếu Luật quy định từng bước thực hiện thì việc thực hiện này sẽ có lộ trình cụ thể với các bước đi và điều kiện thích hợp.

Đối với Điều 46, bảo đảm thông tin truyền thông cho trẻ em. Khoản 2, quy định: "Các cơ quan thông tin xuất bản phải dành tỷ lệ nội dung, thời lượng phát thanh truyền hình, ấn phẩm phù hợp cho trẻ em", đại biểu đề nghị luật cần làm rõ hơn quy định mức độ như thế nào là phù hợp về tỷ lệ nội dung, về thời lượng, thậm chí là thời điểm phát hành để tránh sự tùy nghi trong thực hiện và kiểm soát việc thực hiện bởi các sản phẩm của thông tin có tác động rất lớn đến quá trình phát triển của trẻ em trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay.

Về cơ quan đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và chức năng giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến nguyện vọng của trẻ em. Tại Khoản 2, Điều 77 dự thảo luật quy định "giao trách nhiệm cho Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em". Đồng thời, dự luật cũng đã bổ sung Điểm b, Khoản 4, Điều 92 quy định: "Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có trách nhiệm đề xuất với Chính phủ các điều kiện đảm bảo thực hiện nhiệm vụ này". Theo đại biểu, các quy định này vẫn chưa thực sự đầy đủ và chưa thể hiện rõ trách nhiệm của Nhà nước trong đảm bảo các điều kiện để cơ quan này thực thi việc đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Đề nghị nghiên cứu điều chỉnh Khoản 4, Điều 81 về trách nhiệm của Chính phủ từ "tạo điều kiện và phân công các bộ, ngành" thành "quy định điều kiện và phân công các bộ, ngành phối hợp với Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ đại diện tiếng nói và nguyện vọng của trẻ em". Như vậy, Đoàn thanh niên các cấp sẽ có đủ cơ chế được quy định rõ ràng, không cần đề xuất. Bởi trong thực tế, việc đề xuất đến chấp thuận sẽ mất nhiều thời gian và thiếu tính chủ động trong thực hiện trách nhiệm đại diện.

Liên quan tới vấn đề này, đại biểu tán thành việc bổ sung quy định giao cho Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trách nhiệm thực hiện giám sát việc bảo đảm quyền, lợi ích của trẻ em dưới 6 tuổi, bởi đối tượng này thì Đoàn thanh niên không đủ điều kiện bao quát hết công tác giám sát việc đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị dự luật cần làm rõ hơn các quy định về cơ chế chủ trì phối hợp của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong thực hiện trách nhiệm giám sát việc đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ em dưới 6 tuổi theo hệ thống, cũng như cần làm rõ chế độ thông tin báo cáo việc thực hiện như thế nào. Bởi vì, đây là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, dễ bị vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em nhất trong gia đình và xã hội./.

Lê Lạc (lược ghi)

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ