Video clip

4865688

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1124
số người truy cậpHôm nay4193
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4965688

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Đại biểu Trần Hồng Thắm tham gia thảo luận Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi)
 

Chiều ngày 27/5/2014 Quốc hội thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Hôn nhân và gia đình (sửa đổi), đại biểu Quốc hội Trần Hồng Thắm tham gia thảo luận như sau:

“Về giải thích từ ngữ, tại Khoản 12, Điều 3 quy định "yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng", đề nghị Ban soạn thảo làm rõ khái niệm "quá đáng" là thế nào, để có thể xác định được mức độ vi phạm theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 5 về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình; về áp dụng tập quán hôn nhân và gia đình, cá nhân còn băn khoăn, bởi nước ta có tới 54 dân tộc, mỗi dân tộc lại có những phong tục, tập quán riêng, rất đa dạng, phong phú. việc áp dụng tập quán sẽ ảnh hưởng đến vai trò của luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, ảnh hưởng đến tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Nên chăng dự luật cần cụ thể hóa các tiêu chí nhất định về hình thức, nội dung của tập quán tốt đẹp, thể hiện bản sắc dân tộc, trên cơ sở đó nghị định của Chính phủ kèm theo danh mục các tập quán đáp ứng các tiêu chí trên theo hồ sơ trình của dự luật, để đảm bảo việc thực hiện luật được khả thi; về quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (từ Điều 94 đến Điều 100), theo ý kiến nhiều cử tri cho rằng việc người mang thai hộ phát sinh tình cảm với đứa trẻ trong quá trình mang thai, nhưng vẫn phải giao con cho bên nhờ mang thai ngay sau khi sinh thì có nhân đạo hay không, để quy định này có tính thuyết phục hơn, Ban Soạn thảo cần có số liệu khảo sát xem tỷ lệ các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con muốn nhờ mang thai hộ và đủ điều kiện nhờ mang thai hộ có cao không. Nếu tỷ lệ này là số ít trong tổng số các cặp vợ chồng không có khả năng sinh con thì quy định này có thể tạo lên sự phân biệt trong xã hội. Cần nghiên cứu việc đứa trẻ sau này có quyền biết thông tin về người mang thai hộ không. Người mang thai hộ có thể tiếp tục liên hệ và tìm hiểu về đứa trẻ do mình sinh ra hay không.

Tôi thiết nghĩ chúng ta cần cân nhắc thấu đáo tất cả các vấn đề như trên trước khi xem xét thông qua dự luật, bởi vì đây là vấn đề ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của không chỉ một vài gia đình, mà còn có tác động không nhỏ đến xã hội; về quy định việc kết hôn, nuôi con nuôi, quan hệ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam cũng nên được quy định rõ trong dự luật, để có căn cứ pháp lý giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn cuộc sống tại những vùng này”./.

Lê Lạc (lược ghi)

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ