Video clip

4865272

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1134
số người truy cậpHôm nay3777
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4965272

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Đề xuất: Tăng chi ngân sách cho lĩnh vực quốc phòng, an ninh; có nhiều chính sách cho ngư dân đánh bắt xa bờ
 

Ngày 02/06/2014, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013; phương án đảm bảo cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương năm 2013; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2014, đại biểu Quốc hội Huỳnh Văn Tiếp (TP. Cần Thơ) tham gia thảo luận như sau:

 “Tôi đồng tình với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Trước khó khăn do tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, nhưng kinh tế vĩ mô năm 2013 cơ bản ổn định, lạm phát và tỷ giá tiêu dùng giảm, những chỉ tiêu mà nghị quyết Quốc hội đề ra cơ bản đạt kế hoạch. Điều đó nói lên sự quyết tâm của Chính phủ, của toàn Đảng, toàn quân, của cộng đồng doanh nghiệp trong thực hiện nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch 2013. Về thực hiện nhiệm vụ 2014, trong bối cảnh đất nước có khó khăn, nhất là khi Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trên thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam. Đồng bào cử tri trong nước, kiều bào nước ngoài đã tích cực phản đối và đồng tình cao với những chủ trương, giải pháp mà Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ thực hiện. Cử tri và Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ đề nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về chính trị, ngoại giao, pháp lý, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của dư luận quốc tế, nhằm kiên quyết đấu tranh đòi Trung Quốc chấm dứt các hoạt động trái phép trên vùng biển của nước ta, vừa giữ vững chủ quyền, quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, giữ vững mối quan hệ hữu nghị, truyền thống giữa nhân dân hai nước. có giải pháp đồng bộ, hiệu quả để ngăn ngừa các hành vi quá khích, bảo đảm an ninh trật tự và các hoạt động bình thường của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam, có chính sách tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư của doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, cam kết bảo đảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn phát sinh dấu hiệu đáng lo ngại. Tuy sản xuất và sản lượng nông sản đạt nhưng theo giá trị so sánh thì tốc độ tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp trong cùng kỳ 3 năm giảm từ 2,37 xuống 2,24 và 1,91%. Sắp tới sẽ giảm như thế nào nữa? Chưa dự báo được, nếu không có một chính sách tập trung nguồn lực để giải quyết cho nông nghiệp, nông thôn. Nguyên nhân là thị trường tiêu thụ khó khăn, giá cả bấp bênh, "đầu vào" sản xuất luôn tăng, "đầu ra" của sản phẩm luôn giảm.

Thời gian qua, ở đồng bằng sông Cửu Long giá lúa, giá cá tra và các mặt hàng khác luôn giảm, dẫn tới thu nhập của người nông dân ở nông thôn suy giảm, đời sống khó khăn hơn. tác động đến sức mua của thị trường trong nước. Trước tình hình trên, trách nhiệm của Bộ trưởng cần tăng cường đề xuất Chính phủ tập trung nguồn lực và có những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo, qua theo dõi cho thấy năm 2005 có khoảng 227 trường đại học, cao đẳng, đến năm 2010 cả nước thành lập thêm 137 trường, tổng số trường đến nay là 427 trường. Gần như tỉnh nào cũng có trường đại học, tuyển sinh qua các năm đều tăng, nhưng chất lượng đào tạo theo đánh giá của cử tri là rất kém. Theo báo cáo, hiện nay có trên 100 ngàn sinh viên cao đẳng, cử nhân, thạc sỹ ra trường không có việc làm, có tình trạng trường đại học ở các tỉnh gặp khó khăn trong việc tuyển sinh khai giảng năm học. Cử tri rất bức xúc. Đề nghị Chính phủ sớm chỉ đạo các bộ, ngành và địa phương có giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên.

Về thu chi ngân sách 2014, tôi đề nghị Chính phủ tiếp tục tăng cường các giải pháp để chống thất thu, quyết tâm phấn đấu thu đạt và vượt kế hoạch đề ra để đáp ứng yêu cầu chi. Về chi ngân sách 2013 - 2014 do điều kiện cấp bách trước tình hình biển Đông, thống nhất đề nghị Quốc hội giao Chính phủ thực hiện chi bổ sung cho ngư dân đóng tàu đánh bắt xa bờ và mua trang, thiết bị cho lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư. Đồng thời đề nghị Quốc hội, Chính phủ điều chỉnh ngân sách tăng chi cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và có nhiều chính sách cho ngư dân đánh bắt xa bờ tham gia bảo vệ chủ quyền đất nước”./.

Lê Lạc (lược ghi)

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ