Video clip

4870830

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online776
số người truy cậpHôm nay4688
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4970830

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Hỏi đáp về bầu cử (53-55)

Câu hỏi 53: Trường hợp đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp xã chỉ có một khu vực bỏ phiếu thì nhiệm vụ và số lượng thành viên của Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã và Tổ bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND, con dấu Ban bầu cử và Tổ bầu cử được sử dụng như thế nào?

Trả lời: - Tại đơn vị bầu cử chỉ có một khu vực bỏ phiếu, thành viên Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã kiêm nhiệm vụ thành viên Tổ bầu cử; thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về bầu cử.

- Về số lượng thành viên của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã và Tổ bầu cử. Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã có từ bảy đến chín thành viên theo quy định; trong khi Tổ bầu cử được thành lập theo một quyết định khác, có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên (trong đó có số thành viên của Ban bầu cử).

- Về việc đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã kiêm nhiệm Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân:

+ Đóng dấu của Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã trong biên bản kiểm phiếu và xác định kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã ở đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã.

+ Đóng dấu của Tổ bầu cử với mỗi loại biên bản kiểm kê việc sử dụng phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội, phiếu bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Như vậy trong trường hợp trên phải có hai quyết định: Thành lập Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã (chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử) và thành lập Tổ bầu cử (chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử); đồng thời có hai con dấu của các tổ chức trên để thực hiện nhiệm vụ về bầu cử. Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban bầu cử thì đóng dấu của Ban bầu cử, khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử thì đóng dấu của Tổ bầu cử.

Câu hỏi 54: Khi nào Ủy ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND?

Trả lời: Ủy ban bầu cử ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Quốc hội sau khi Hội đồng bầu cử quốc gia kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.

Ủy ban bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cùng cấp sau khi Ủy ban bầu cử đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân khóa mới. 

Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân sau khi Ủy ban bầu cử kết thúc việc tổng kết công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân. 

Câu hỏi 55: Những trường hợp không được tham gia vào các tổ chức phụ trách bầu cử và việc thay đổi, bổ sung hoặc giữ nguyên thành viên tổ chức phụ trách bầu cử được quy định như thế nào?

Trả lời: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị bầu cử mà mình ứng cử thì người ứng cử phải xin rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó chậm nhất là vào ngày công bố danh sách chính thức những người ứng cử. Trường hợp người ứng cử không có đơn xin rút thì cơ quan đã quyết định thành lập Ban bầu cử, Tổ bầu cử ra quyết định xóa tên người đó khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử và bổ sung thành viên khác để thay thế.

ĐĐBQH-HĐND TP CẦN THƠ
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ