Video clip

4865202

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1091
số người truy cậpHôm nay3707
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4965202

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Khắc phục hạn chế, vướng mắc trong việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm

(TTXVN)- Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIII, sáng 6-6, các đại biểu Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII đã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Theo đánh giá chung, việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đã đạt được mục đích, yêu cầu đặt ra, được chỉ đạo chặt chẽ, tiến hành nghiêm túc, thận trọng, khách quan, đúng pháp luật và được đông đảo cán bộ, nhân dân quan tâm, đồng tình, ủng hộ. Kết quả phiếu tín nhiệm cơ bản phản ánh đúng mức độ tín nhiệm của từng người tại thời điểm lấy phiếu; giúp người được lấy phiếu tự điều chỉnh trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; là một kênh thông tin quan trọng để các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét mức độ tín nhiệm và đánh giá cán bộ chính xác hơn.

Tuy nhiên, Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, do đây là lần đầu tiên Quốc hội, HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, chưa có tiền lệ, vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên việc quy định và quá trình tổ chức thực hiện không tránh khỏi hạn chế, vướng mắc.

Việc đề nghị xem xét, sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 tập trung chủ yếu vào đối tượng lấy phiếu tín nhiệm; thời điểm lấy phiếu tín nhiệm; mức đánh giá trong lấy phiếu tín nhiệm; hệ quả đối với người được đánh giá “tín nhiệm thấp” đồng thời bổ sung, làm rõ một số điểm về quy trình, thủ tục lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm.

Cơ quan thẩm tra dự thảo Nghị quyết 35 sửa đổi - Ủy ban pháp luật của Quốc hội nhất trí với việc tiếp tục giữ phạm vi những người được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội và HĐND như đã quy định tại Nghị quyết số 35. Ủy ban pháp luật nhất trí với đề xuất sửa đổi thời hạn và thời điểm lấy phiếu tín nhiệm như trong dự thảo Nghị quyết là tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần vào năm thứ ba của mỗi nhiệm kỳ, riêng đối với nhiệm kỳ 2011-2016 tiếp tục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm vào kỳ họp cuối năm 2014. Quy định tổ chức lấy phiếu tín nhiệm mỗi nhiệm kỳ một lần vừa bảo đảm cơ chế giám sát, đánh giá cán bộ, vừa tạo điều kiện để cán bộ có đủ thời gian thể hiện năng lực, trình độ của mình, đồng thời tạo điều kiện để cơ quan có thẩm quyền chuẩn bị điều chỉnh hoặc thay thế cán bộ khi cần thiết.

Ủy ban pháp luật nhất trí với việc tiếp tục quy định 3 mức độ đánh giá tín nhiệm đối với việc lấy phiếu tín nhiệm như đã quy định trong Nghị quyết số 35 là “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”. Việc xác định 3 mức này là bảo đảm tính thận trọng trong công tác cán bộ và phù hợp với đặc điểm công tác cán bộ ở nước ta. Cơ quan thẩm tra cho rằng, trường hợp người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu, phê chuẩn có sai lầm, khuyết điểm, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, lối sống, thì đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND hoặc các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền kiến nghị Quốc hội, HĐND bỏ phiếu tín nhiệm để xem xét trách nhiệm của những người này.

Về hệ quả đối với người được Quốc hội, HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp”, theo Tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đối với người được lấy phiếu, khi có quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì có thể xin từ chức. Trường hợp người được lấy phiếu tín nhiệm có từ quá nửa nhưng chưa đến hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND đánh giá “tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp tiếp theo; người có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá “Tín nhiệm thấp” thì Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp đó.

Về báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng, cần bổ sung rõ các nội dung: Kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn; phẩm chất đạo đức, lối sống; hạn chế, thiếu sót và nguyên nhân; phương hướng khắc phục.

Cũng trong sáng nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề.

Bên lề kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết: Theo lịch trình, phiên chất vấn của Quốc hội sẽ diễn ra từ chiều 10-6 đến 12-6. 4 Bộ trưởng, Trưởng ngành sẽ trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, gồm: Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận; Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường và Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sẽ trả lời câu hỏi của các đại biểu Quốc hội tập trung vào các nhóm vấn đề: Quản lý đầu tư công; kiểm soát giá cả thị trường, nhất là đối với những mặt hàng thiết yếu; việc kiểm soát thuế, chuyển giá, chống thất thu thuế; đổi mới doanh nghiệp nhà nước. Bộ trưởng các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham gia giải trình làm rõ thêm những vấn đề có liên quan.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận sẽ làm rõ các vấn đề được đại biểu Quốc hội quan tâm như: Chất lượng giáo dục đào tạo, trong đó đi sâu vấn đề chất lượng đào tạo đại học, chất lượng dạy nghề, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp; đề án đổi mới giáo dục, trong đó tập trung vấn đề thay sách giáo khoa.

Câu hỏi chất vấn của các đại biểu Quốc hội dành Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường tập trung vào các nhóm vấn đề: Triển khai thực hiện Hiến pháp 2013; việc ban hành và thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật; chất lượng văn bản pháp luật; các văn bản hướng dẫn để các luật được thực thi trong cuộc sống; thi hành án dân sự.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh sẽ trả lời chất vấn tập trung vào các nội dung: Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện đang tồn đọng; những giải pháp, biện pháp hiệu quả để phòng, chống tham nhũng; công tác phòng, chống tham nhũng ngay trong ngành Thanh tra.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và nhân dân cả nước quan tâm theo dõi.

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ