Video clip

4870192

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online827
số người truy cậpHôm nay4050
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4970192

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Kiến nghị Chính phủ quan tâm hơn đối với ngành giáo dục và đào tạo

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 11, sáng ngày 01/04/2016 Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015; Kết quả thực hiện 5 năm 2011-2015 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020; Kế hoạch sử dụng đất 5 năm giai đoạn 2016-2020.

 

 

 
Tham gia thảo luận đại biểu Quốc hội (TP. Cần Thơ) Nguyễn Thanh Phương thống nhất cơ bản Báo cáo đánh giá bổ sung về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 của Chính phủ và ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Đại biểu cho rằng, năm 2015 được xem là năm thành công của Chính phủ trong điều hành kinh tế so với các năm trước của giai đoạn 5 năm. Mặc dù có hai chỉ tiêu chưa đạt theo nghị quyết của Quốc hội là tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu (chỉ đạt 7,9% so với 10%) và diện tích phủ rừng (chỉ đạt 40,73% so với 42% của kế hoạch). Nhưng là 5 tăng trưởng đạt GDP cao nhất 6,68% tính từ năm 2008 đến nay, kết quả này phản ánh sự điều hành hợp lý và linh hoạt của Chính phủ.

Đại biểu cũng cho rằng, giai đoạn 5 năm 2011-2015 có thể nhận định là giai đoạn thế giới có nhiều biến động cả về chính trị, kinh tế, gây tác động tiêu cực đến nền kinh tế của nhiều quốc gia, kể cả những quốc gia có nền kinh tế lớn. Riêng Việt Nam không chỉ bị tác động của tình hình thế giới, các khó khăn nội tại của nền kinh tế mà còn phải ứng xử với những vấn đề phát sinh về chủ quyền lãnh thổ. Tuy vậy, Chính phủ đã cố gắng, điều hành, với kết quả có 16/26 chỉ tiêu kinh tế đạt và vượt kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu quan trọng. Tuy nhiên, theo Báo cáo của Chính phủ đã phân tích và phản ánh từ nhiều cử tri một số lĩnh vực Chính phủ điều hành giai đoạn 2011-2015 chưa thực sự chuyển biến nhiều như kỳ vọng, rất cần được phân tích, đánh giá nguyên nhân để có giải pháp điều hành tốt hơn trong năm 2016 và giai đoạn 5 năm tiếp theo 2016-2020 như:

Về nông nghiệp, mặc dù chỉ đóng góp khoảng 17%-19% tổng GDP nhưng gắn liền với 70% dân số sống ở nông thôn, có đời sống gắn với sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Trong các năm qua, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều quan tâm đối với việc ban hành nhiều chính sách mang tính cấp thiết và lâu dài (nhất là lĩnh vực tái cơ cấu nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới gắn, nhưng thực sự chuyển biến chưa nhiều. (cụ thể như: sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản vẫn còn lẩn quẩn, được mùa, mất giá; thương hiệu sản phẩm chủ lực chưa có; tính cạnh tranh và giá xuất khẩu còn thấp; vật tư nguyên liệu đầu vào biến động thất thường, hiệu quả quản lý chưa cao, tổ chức sản xuất chưa định hình được các mô hình mẫu. Trong Báo cáo Chính phủ đã ghi nhận hạn chế, yếu kém như: cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới chưa đạt mục tiêu, đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn còn thấp, hợp tác, liên kết trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, sản xuất nhiều loại hàng nông sản còn manh mún, hiệu quả chưa cao, năng suất và thu nhập người lao động sản xuất nông nghiệp còn thấp. Cho thấy nền nông nghiệp của nước ta hiện nay rất mong manh và dễ bị tổn thương khi tham gia vào nền kinh tế chung của thế giới. Mặt khác, trước tình hình thời tiết cực đoan do ảnh hưởng của hiện tượng biến đổi khí hậu đang xảy ra ở một số nơi, nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, nơi đóng góp nhiều sản lượng nông sản nhất cả nước, cho thấy nền nông nghiệp Việt Nam càng mong manh hơn, hay nói cách khác nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước khó khăn kép (gồm thị trường và điều kiện tự nhiên). Vì thế, kiến nghị Chính phủ trong năm 2016 và kế hoạch 5 năm 2016-2020 cần có những chính sách điều hành đột phá về đầu tư sản xuất và thị trường tiêu thụ, tiếp tục xem trọng phát triển nông nghiệp nhiều hơn nữa để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất và vai trò của nền nông nghiệp.

Về giáo dục và đào tạo: đại biểu cho rằng, việc điều hành lĩnh vực này có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều thành quả được ghi nhận, góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo và nguồn nhân lực cho xã hội. Xuất phát từ sự ra đời của Nghị quyết Trung ương về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo đã làm nền tảng cho sự đổi mới. Tuy nhiên, trong 5 năm qua sự đổi mới giáo dục còn nhiều lúng túng (như đổi mới thi cử, chương trình đào tạo, sách giáo khoa, nhất là triết lý của nền giáo dục) chưa được định hình rõ ràng. Đại biểu kiến nghị, trong giai đoạn tới Chính phủ, các bộ, ngành cần quan tâm hơn nữa đối với ngành giáo dục và đào tạo, làm cho giáo dục và đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu. Đặc biệt, quan tâm đúng mức về vấn đề sách giáo khoa, và cơ chế tự chủ trong quản lý đại học để giáo dục, đào tạo thực hiện được một trong những chức năng quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Về y tế, cho rằng 5 năm qua, ngành y tế có nhiều cố gắng và đạt được nhiều chuyển biến tích cực, cùng đó là sự đầu tư của Chính phủ cho nhiều dự án phát triển y tế, như: đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện, từ tuyến huyện đến trạm y tế, trong đó các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long nhận được sự quan tâm này. Như đề án bệnh viện vệ tinh cho 5 lĩnh vực chuyên khoa như: ung bướu, ngoại chấn thương, tim mạch, sản bệnh nhi; nâng cao năng lực khám chữa bệnh cho bệnh viện vệ tinh thông qua các hoạt động đào tạo chuyển giao kỹ thuật, cải tạo cơ sở vật chất, nâng cấp trang thiết bị giúp cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế; được khám chữa bệnh kỹ thuật cao tại địa phương, trong khu vực mà không phải lên tuyến Trung ương.

Tuy nhiên, đại biểu cũng kiến nghị trong thời gian tới Chính phủ cần tiếp tục tăng cường đầu tư cho các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện Trung ương, bệnh viện đầu ngành ở các thành phố lớn để các cơ sở này đủ năng lực thực hiện khám chữa bệnh chất lượng cao, góp phần quan trọng giảm tải tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Đồng thời, tiếp tục đầu tư nâng cấp xây dựng cơ sở y tế các tuyến, chủ động đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo cán bộ y tế có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có y đức tận tụy phục vụ Nhân dân, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực y tế chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước trong quá trình hội nhập.

Về khoa học, công nghệ, đại biểu cho rằng sự đầu tư và điều chỉnh cơ chế chính sách trong hội đồng khoa học viện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đóng góp của khoa học, công nghệ trong tăng trưởng kinh tế dần hiện ra. Tuy vậy, tỷ lệ sản phẩm công nghệ cao trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp còn thấp, tỷ lệ đổi mới công nghiệp bình quân 5 năm chưa đạt, đầu tư cho khoa học, công nghệ tiếp cận 2% trong tổng chi ngân sách, nhưng tỷ trọng cho các nhiệm vụ khoa học còn thấp, đầu tư cho ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nhất là nông nghiệp còn chậm và bất cập nên chưa hiệu quả cao. Vì thế thời gian tới, đại biểu kiến nghị Chính phủ tiếp tục có giải pháp tốt, tối ưu hơn trong chi ngân sách khoa học, công nghệ, quan tâm nhiều đến việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực then chốt như nông nghiệp, công nghiệp để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong các sản phẩm, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.

Về vấn đề quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, khắc phục tình trạng xâm nhập mặn, hạn hán ở các vùng miền, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đại biểu đề nghị Chính phủ cần có giải pháp trước mắt giúp cho người dân khắc phục khó khăn về đời sống và sản xuất, tiếp tục thực hiện nhanh và tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài thích ứng biến đổi khí hậu. Trong đó, cần lưu ý vùng được xác định chịu nhiều ảnh hưởng, ví dụ đồng bằng sông Cửu Long. Kiến nghị Quốc hội nên cân nhắc quyết định việc giảm hơn 1,2 triệu ha rừng phòng hộ trong kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 vì có liên quan mật thiết đến môi trường và biến đổi khí hậu./.

Lê Lạc (lược ghi)
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ