Video clip

4870823

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online771
số người truy cậpHôm nay4681
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4970823

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Kỳ họp thứ 8, Sáng ngày 22-5-2014, Quốc hội thảo luận tại Hội trường

Sáng ngày 22-5-2014, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Luật Tổ chức Quốc hội (sửa đổi).

Nhìn chung, về cơ bản các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đều nhất trí sự cần thiết phải sửa đổi Luật và tán thành nhiều nội dung của Dự thảo. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng cần phải chỉnh lý, bổ sung một số nội dung để Dự thảo được hoàn thiện hơn, nhằm đảm bảo phát huy vai trò của văn bản luật khi được ban hành.

Tại phiên thảo luận, các ý kiến đóng góp xoay quanh một số vấn đề nổi bậc như: Cách thức tổ chức trưng cầu ý dân; về vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội; về vị trí, vai trò của ĐBQH, của Đoàn ĐBQH; tiêu chuẩn của ĐBQH; số lượng ĐBQH chuyên trách,…

Tham gia thảo luận, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH thành phố Cần Thơ đề nghị Ban soạn thảo Luật thay từ “một số vấn đề” bằng từ “các vấn đề” tại tiêu đề Điều 7, nhằm khẳng định vị trí, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội; ở Chương II, Dự thảo chỉ đề cập đến “ĐBQH” là chưa bao quát, nên đề nghị Ban soạn thảo bổ sung quy định “Đoàn ĐBQH” như Luật hiện hành; Ban soạn thảo cũng cần quy định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm của ĐBQH với cử tri,trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và hoạt động của Đoàn ĐBQH tại địa phương.

Bên cạnh đó, đại biểu Huỳnh Văn Tiếp cũng bày tỏ sự đồng tình với quy định ĐBQH phải có trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân theo quy định của pháp luật, vì thời gian quan, cử tri phản ánh ĐBQH chỉ tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội, còn việc tiếp công dân chưa được quan tâm, hoạt động này chủ yếu do đại biểu chuyên trách đảm nhiệm; về quyền yêu cầu, kiến nghị khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật (Điều 34), đề nghị Ban soạn thảo bổ sung thêm quy định “nếu cơ quan cấp trên không giải quyết thì báo cáo về Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét giải quyết”, nhằm phát huy vai trò của Đoàn ĐBQH cũng như đảm bảo quyền lợi của công dân; về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn ĐBQH ở địa phương cũng cần phải được làm rõ, trong đó, việc tổ chức giám sát, báo cáo, kiến nghị sau giám sát đến cơ quan nhà nước, cơ quan Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội là hết sức quan trọng; đồng thời, cũng đề nghị bổ sung quy định Đoàn ĐBQH có trụ sở làm việc riêng, có Văn phòng tham mưu, giúp việc, có kinh phí hoạt động theo quy định của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nhằm đảm bảo cho ĐBQH, Đoàn ĐBQH có điều kiện để hoạt động tốt, khi đó chất lượng hoạt động của Quốc hội cũng được nâng lên.

Thanh Bình
Chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Cần Thơ
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ