Video clip

4871421

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1037
số người truy cậpHôm nay468
số người truy cậpHôm qua4811
số người truy cậpTất cả4971421

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIII, ngày làm việc thứ 4 - 23/10/2014

Ngày 23-11-2014, Quốc hội nghe Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.

Quốc hội cũng nghe báo cáo một số vấn đề về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; báo cáo một số vấn đề về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người; báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

* Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận ở Hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).

Nhìn chung, hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến dưới 03 tháng; người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở, vì cho rằng quy định này sẽ làm tăng trách nhiệm của đối tượng sử dụng lao động đối với lao động,  cũng như đảm bảo quyền lợi và sự bình đẳng giữa người hoạt động không chuyên trách và hoạt động chuyên trách ở cơ sở. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng nên quy định đối tượng hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện, và sau khi hết hợp đồng, nếu tiếp tục ký kết thì mới đóng bảo hiểm xã hội theo hình thức bắt buộc, bởi vì hợp đồng lao động từ 1 đến dưới 3 tháng, nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ khó khả thi, vì các thủ tục và thời gian liên quan sẽ không đảm bảo, có thể xảy ra tình trạng làm thủ tục kéo dài đến lúc người lao động hết hạn hợp đồng, hơn nữa, lương của người lao động trong giai đoạn này thường không cao, nếu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ ảnh hưởng đến đời sống của đối tượng này.

Nhiều ý kiến cũng đề nghị Ban soạn thảo Luật điều chỉnh theo hướng, quy định chặt chẽ đối với các hành vi trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội, nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội như hiện nay, gây thất thu quỹ bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng đến việc bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người tham gia bảo hiểm; đồng thời, Ban soạn thảo cũng cần quy định rõ ràng hơn nữa đối với trường hợp doanh nghiệp nợ, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội và không còn tài sản để giải quyết quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Một số ý kiến  đề nghị xem xét khả năng cân đối ngân sách khi thực hiện chính sách nhà nước hỗ trợ mức đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là nông dân, lao động khu vực phi chính thức, để Luật được khả thi hơn.

Nhiều ý kiến cũng bày tỏ sự tán thành với quy định giao thẩm quyền thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, vì cho rằng sẽ tạo điều kiện để nâng cao trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội, khắc phục được những tồn tại hiện nay đối với việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội và bảo vệ tốt hơn quyền lợi cho người lao động. Tuy  nhiên, cũng không ít ý kiến cho rằng việc giao chức năng thanh tra cho cơ quan bảo hiểm xã hội là không phù hợp, gây chồng chéo trong quản lý nhà nước, vì bảo hiểm xã hội không phải là cơ quan quản lý nhà nước mà chỉ giao thẩm quyền cho bảo hiểm xã hội lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính.

Luật này sẽ được Quốc hội biểu quyết thông qua trong kỳ họp này./.  

Thanh Bình
Chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố Cần Thơ
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ