Video clip

4869209

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1004
số người truy cậpHôm nay3067
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969209

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRẢ LỜI CHẤT VẤN (2cv)

Đại biểu Đào Thị Thanh Thúy hỏi: Qua giám sát của Ban văn hóa - xã hội của HĐND thành phố về dạy nghề và đào tạo nghề (cơ sở vật chất, trang thiết bị) TP Cần Thơ từ 2008 đến nay đã xây dựng được 01 trường và 04 trung tâm dạy nghề công lập. Tuy nhiên, thực tế cho thấy các cơ sở dạy nghề, trung tâm hoạt động chưa hết chức năng đã được đầu tư xây dựng (Trường trung cấp nghề Thới Lai, Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Thạnh, quận Thốt Nốt, quận ÔMôn) mặc dù có đủ trang thiết bị nhưng vẫn chưa thu hút học viên vào học nghề.

Đề nghị Giám đốc cho biết nguyên nhân, đề xuất giải pháp tập trung cần làm ngay, lộ trình thực hiện trong thời gian tới để tránh đầu tư không tập trung theo ngành nghề làm lãng phí vô hình các thiết bị mà còn đánh mất cơ hội học nghề và tìm việc làm của các học viên sau khi học nghề xong tìm việc làm không được.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời: (Công văn 2027/SLĐTBXH-VP, 11/8/2014)

* Thực hiện Quyết định số 1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, tại Khoản 2 Mục IV, Điều 1 quy định: “Hoàn thành  việc thành lập mới trung tâm dạy nghề ở các huyện chưa có trung tâm dạy nghề vào năm 2009 và hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất thiết bị vào năm 2013”.

Để phục vụ tốt cho công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, TP Cần Thơ đã thành lập 06 trung tâm dạy nghề và 01 trường trung cấp nghề công lập trong tổng số 09 quận, huyện. (Trung tâm dạy nghề quận Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt, huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền và trường Trung cấp nghề Thới Lai). Trong đó đã có 04 đơn vị đã xây dựng xong cơ bản trụ sở làm việc gồm: Trung tâm dạy nghề quận Thốt Nốt, Ô Môn, Trung tâm dạy nghề huyện Vĩnh Thạnh và Trường Trung cấp nghề Thới Lai.

Việc thành lập các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn quận, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi cho lao động nông thôn tham gia học nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới, người lao động sau khi học nghề đã vận dụng kiến thức, kỹ năng vào lao động, sản xuất một cách hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ thoát nghèo và thoát nghèo bền vững trên địa bàn thành phố.

Tuy nhiên đến thời điểm này một trong số các đơn vị nêu trên vẫn chưa hoạt động hết công năng đã đầu tư xây dựng do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Cụ thể là:

- Công trình đầu tư, xây dựng các cơ sở dạy nghề nêu trên được chia thành nhiều giai đoạn, trụ sở làm việc của một số cơ sở dạy nghề đã xây dựng xong, trang thiết bị đã được đầu tư mua sắm nhưng đến nay vẫn chưa được đồng bộ, cụ thể như có trụ sở làm việc, phòng học lý thuyết nhưng chưa có xưởng thực hành, chưa có nguồn điện phù hợp để vận hành các thiết bị máy móc. Một số đơn vị đến nay đang thi công xây dựng giai đoạn 2 vẫn chưa hoàn thành.

- Cán bộ quản lý tại các trung tâm dạy nghề một số được phân công, bố trí trái với chuyên môn và thường xuyên bị điều động luân chuyển.

- Giáo viên dạy nghề tại các trung tâm thường thiếu về số lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu ngành, nghề.

- Nhận thức của người lao động về học nghề chưa cao, đa số đều chạy theo bằng cấp, muốn học đại học nhiều hơn học nghề nên công tác tuyển sinh học nghề gặp nhiều khó khăn.

- Một số đối tượng tham gia học nghề nhưng chưa xác định đúng mục tiêu học nghề, từ đó ý thức về việc làm, giải quyết việc làm sau đào tạo chưa cao (người lao động thuộc đối tượng này thường mong muốn sau khi học nghề có việc làm nhẹ nhàng, lương cao, nếu không thì chấp nhận thất nghiệp), từ đó hiệu quả sau đào tạo của một số nghề thấp, làm ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh học nghề tại các trung tâm.

- Cán bộ quản lý về công tác dạy nghề của các cấp cũng còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn, nhất là đối với cán bộ phụ trách công tác dạy nghề tại các quận, huyện; xã, phường hầu hết là kiêm nhiệm nhiều việc và thường xuyên thay đổi nên việc phối hợp với các trung tâm dạy nghề trong công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về học nghề cho người lao động trên địa bàn chưa được thường xuyên, liên tục.

* Giải pháp đề xuất trong thời gian tới:

- Tham mưu cho UBND thành phố, các ngành chức năng, cơ quan có thẩm quyền hoàn thành đồng bộ cơ sở vật chất thiết bị của các cơ sở dạy nghề công lập trên địa bàn quận, huyện để sử dụng, khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất, thiết bị đã được đầu tư, xây dựng.

- Tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo nghề như: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đổi mới phương pháp giảng dạy; xây dựng chương trình, giáo trình; đầu tư thiết bị dạy nghề phù hợp.

- Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố để dạy nghề và giải quyết việc làm sau đào tạo.

- Tăng cường phối hợp công tác tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của người lao động trong công tác đào tạo nghề.

Với sự nỗ lực, phối hợp của các ngành, các cấp, của cả hệ thống chính trị, hy vọng rằng trong thời gian tới công tác đào tạo nghề của thành phố sẽ đạt hiệu quả nhiều hơn./.

VT

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ