Video clip

4869203

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online997
số người truy cậpHôm nay3060
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969203

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRẢ LỜI CHẤT VẤN (1cv)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) trả lời 2 câu hỏi của đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Công văn 2027/SLĐTBXH-VP, 11/8/2014)

1. Công tác đào tạo nghề trong thời gian qua được thành phố rất quan tâm, bố trí ngân sách hàng năm (năm 2013: 10 tỷ đồng), theo báo cáo hàng năm tỷ lệ lao động qua đào tạo đều đạt và vượt kế hoạch nhưng trên thực tế thì vẫn có nhiều lao động qua đào tạo nghề nhưng không có việc làm hoặc nếu có việc làm thì không đúng với ngành nghề được đào tạo. Ông có suy nghĩ gì về vấn đề này và việc đào tạo có gắn với nhu cầu xã hội, doanh nghiệp chưa? Sự phối hợp này như thế nào? Ông đánh giá như thế nào về chất lượng của công tác đào tạo nghề trong thời gian qua của thành phố? 

Nội dung trả lời:

Tình trạng lao động qua đào tạo nghề nhưng không có việc làm hoặc làm việc không đúng với ngành nghề đào tạo hiện nay, đây là khó khăn chung. Không riêng gì đào tạo nghề trình độ sơ cấp mà đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, thậm chí là đại học sau khi đào tạo vẫn còn nhiều lao động chưa tìm được việc làm hoặc làm việc không đúng ngành, nghề.

Riêng đối với đào tạo nghề, đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hàng năm Sở LĐTBXH đều tổ chức điều tra cung, cầu lao động, khảo sát nhu cầu học nghề tại các địa phương để nắm được nhu cầu về số lượng đào tạo, nghề cần đào tạo để từ đó định hướng giải quyết việc làm sau đào tạo trước khi đăng ký học nghề.

Sở LĐTBXH đã giao cho địa phương chủ động trong việc lựa chọn ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; chủ động lựa chọn đơn vị đào tạo, ưu tiên những doanh nghiệp, đơn vị có nhu cầu tuyển dụng lao động hoặc định hướng được giải quyết việc làm cho người lao động sau đào tạo.

Tuy nhiên có những lớp nghề định hướng giải quyết việc làm sau đào tạo chưa chính xác, nhất là các lớp nghề sơ cấp do nhu cầu học nghề của người lao động thường xuyên thay đổi (khi điều tra thì người lao động muốn học nghề này, nhưng đào tạo xong lại muốn làm việc khác), bản thân người học không xác định được mục tiêu học nghề rõ ràng từ đó dẫn đến việc người học nghề xong không đi làm việc hoặc làm việc trái với nghề đào tạo. 

* Đánh giá về chất lượng đào tạo nghề thời gian qua:

Trong thời gian qua, chất lượng đào tạo nghề ngày càng được quan tâm chú trọng, nhất là trong tình hình tuyển sinh học nghề khó khăn như hiện nay, đối với các cơ sở dạy nghề việc nâng cao chất lượng đào tạo được đưa lên hàng đầu, để từ đó tạo uy tín, thương hiệu, thu hút lao động tham gia học nghề. Điều đó được thể hiện qua:

- Việc tập trung nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như: đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trong nước và nước ngoài, xây dựng chương trình, giáo trình; đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp cả lý thuyết và thực hành (trước đây dạy lý thuyết riêng, sau đó dạy thực hành riêng).

- Xây dựng các nghề trọng điểm quốc gia, khu vực và quốc tế đối với trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề. Ngoài các nghề trọng điểm quốc gia được chọn tại các trường trung cấp nghề thì trường Cao đẳng nghề Cần Thơ được Bộ LĐTBXH chọn là trường trọng điểm, trường chất lượng cao với 4 nghề trọng điểm cấp quốc tế và 01 nghề trọng điểm cấp khu vực.

Có thể đánh giá chất lượng đào tạo nghề thông qua hiệu quả về tỷ lệ giải quyết việc làm sau đào tạo, tuy nhiên đây không phải là yếu tố duy nhất. Bởi vì, ngoài việc định hướng, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động của doanh nghiệp và các cơ sở dạy nghề còn tùy thuộc vào ý thức của người lao động.  Nếu như bản thân họ không muốn làm việc, không quyết tâm làm việc thì dù chất lượng đào tạo có cao nhưng tỷ lệ giải quyết việc làm vẫn thấp. 

* Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong thời gian tới:

Tập trung nâng cao các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo như:

- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đảm bảo đạt chuẩn về  chuyên môn, nghiệp vụ; đủ về số lượng; đồng bộ về cơ cấu ngành, nghề.

- Xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp với tình hình thực tế của thị trường lao động, đảm bảo cung cấp cho người học lượng kiến thức và kỹ năng  đáp ứng được các yêu cầu của doanh nghiệp sử dụng lao động sau đào tạo.

- Đổi mới phương pháp giảng dạy. Lấy người học làm trung tâm, tăng cường các bài giảng tích hợp, dạy lý thuyết kết hợp với dạy thực hành.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề phù hợp, tương đồng với yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, tư vấn nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề và việc làm góp phần nâng cao hiệu quả sau đào tạo. 

2. Ông cho biết thêm kết quả triển khai Quyết định số 1582/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành chỉ tiêu giám sát đánh giá thực hiện Đề án đào tạo nghề theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ hiện nay trên địa bàn thành phố? Có khó khăn, vướng mắc gì? Với trách nhiệm tham mưu giúp UBND thành phố về quản lý nhà nước, ông có đề xuất giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nghề trên địa bàn thành phố? 

Nội dung trả lời:

Ngay sau khi nhận được Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH, Sở LĐTBXH đã có văn bản gửi Ban chỉ đạo dạy nghề cho lao động nông thôn các quận, huyện để triển khai thực hiện. Tiếp đó, hàng năm Sở đều có văn bản gửi UBND các quận, huyện về việc triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), trong đó nhắc nh các địa phương phải thực hiện tốt Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH, xem đây là căn cứ đánh giá kết quả dạy nghề cho LĐNT các quận, huyện nói riêng và của thành phố nói chung, để thông qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm có sự điều chỉnh, phấn đấu.

Kết quả thực hiện Quyết định số 1582/QĐ-LĐTBXH trên địa bàn TP Cần Thơ đến nay đã đạt được những kết quả hết sức tích cực:

* Về chỉ đạo điều hành: Đến nay tất cả 9/9 quận, huyện đều đã thành lập Ban chỉ đạo dạy nghề cho LĐNT và có quy chế hoạt động cụ thể. Từ năm 2010 - 2014 đã có 40 lượt đoàn công tác đi hướng dẫn, kiểm tra các xã, phường, thị trấn về triển khai và thực hiện Đề án. Trên cơ sở điều tra, khảo sát và đề xuất của các quận, huyện, Sở LĐTBXH đã phối hợp với Sở Tài chính trình UBND thành phố ban hành danh mục nghề và định mức chi phí đào tạo nghề với 60 nghề. Trong đó có 24 nghề nông nghiệp và 36 nghề phi nông nghiệp.  

* Kết quả dạy nghề:

- Tổng số học viên được hỗ trợ dạy nghề giai đoạn 2011-2013 là: 13.548 người, trong đó phi nông nghiệp là 11.541 người; nông nghiệp là 2.007 người. Học nghề dưới 3 tháng là 4.428 người, học nghề trình độ sơ cấp nghề là 7.794 người, trình độ trung cấp nghề là 800 người. Tổng số người được hỗ trợ học nghề là 13.548 người, trong đó lao động thuộc gia đình hộ nghèo là 887 người, hộ cận nghèo là 528 người.

- Tỷ lệ LĐNT được học nghề trong năm là 93,4%.

- Số nghề đã được phê duyệt định mức chi phí đào tạo 37 nghề trình độ sơ cấp và 23 nghề trình độ trung cấp nghề.

- Số nghề đã được biên soạn mới chương trình, giáo trình là 60 nghề, trong đó nghề phi nông nghiệp là 53, nghề nông nghiệp là 7.

- Số giáo viên, người dạy nghề được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm và kỹ năng nghề là 150 người.

- Số cán bộ, công chức xã được đào tạo bồi dưỡng: 150 người. 

* Hiệu quả hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn:

- Số LĐNT sau khi học nghề làm đúng với nghề được đào tạo là 6.681 người, trong đó số LĐNT sau học nghề được thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp là 1.513 người; số lao động tự tạo việc làm là 4.252; số lao động được doanh nghiệp tuyển dụng là 916 người.

- Tỷ lệ LĐNT làm đúng với nghề được đào tạo nhóm ngành nông nghiệp 97%, công nghiệp 65,7%, dịch vụ 73,6%.

- Số hộ gia đình có người tham gia học nghề được thoát nghèo sau 1 năm học nghề là 16 hộ.

- Tỷ lệ lao động trong xã chuyển từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp sau học nghề là 63,4%.

Có thể nói trong thời gian qua, Sở LĐTBXH và UBND các địa phương đã có sự cố gắng, nỗ lực trong việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu giám sát, đánh giá việc thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động động nông thôn, xem đây là một trong những công cụ đánh giá hiệu quả nhất kết quả thực hiện công tác dạy nghề. Tuy nhiên bên cạnh nhũng kết quả đạt được thì vẫn còn những chỉ tiêu chưa đạt cần phải tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện đặc biệt là chỉ tiêu về đặt hàng dạy nghề và thu hút doanh nghiệp ký kết hợp đồng trách nhiệm ba bên để tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người lao động./.

VT

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ