Video clip

4869930

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online907
số người truy cậpHôm nay3788
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969930

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRẢ LỜI CHẤT VẤN -2cv
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRẢ LỜI (Công văn số 1753/ SNN&PTNT-KHTC, 12/8/2014)
 

Đại biểu Lâm Trường Giang hỏi: Gần đây Chính phủ, Bộ Nông nghiệp có nhiều hội nghị, có nhiều chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp. Đề nghị Giám đốc cho biết Cần Thơ có triển khai chủ trương này tại Cần Thơ hay chưa? 

NỘI DUNG TRẢ LỜI: 

Căn cứ nội dung Quyết định số 1384/QĐ-BNN-KH ngày 18/6/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành chương trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững: theo Quyết định 890/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP Cần Thơ đã xây dựng Kế hoạch số 1153/SNN&PTNT-KH ngày 08/8/2013 thực hiện chương trình đề án trên đến năm 2020.

Các nội dung chính của kế hoạch chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã được triển khai thực hiện bao gồm:

- Khẳng định việc chuyển đổi mục tiêu từ phát triển theo “số lượng sang mục tiêu chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng giá trị, nâng cao tỷ lệ thu nhập cho nông dân” trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, làng nghề…

- Xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch ngành và các quy hoạch lĩnh vực: trong nhiều năm qua, ngành đã tham mưu UBND thành phố quyết định ban hành đầy đủ các quy hoạch ngành và lĩnh vực; từng bước thực hiện các nội dung yêu cầu của các quy hoạch (quy hoạch ngành nông nghiệp, quy hoạch vành đai thực phẩm, quy hoạch chăn nuôi và giết mổ, quy hoạch thủy sản, quy hoạch làng nghề…). Hiện nay đang thực hiện việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

- Xây dựng các đề án phát triển theo mục tiêu quy hoạch:

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu thực hiện quy hoạch, mục tiêu nâng cao chất lượng, mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Ngành đã xây dựng các đề án để triển khai thực hiện. Đến năm 2013 đã tham mưu trình UBND thành phố phê duyệt 06 đề án.

(Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2011-2020; Đề án phát triển kinh tế trang trại nông nghiệp giai đoạn 2013-2015 định hướng đến 2020; Đề án xây dựng hệ thống kho chứa lúa trên địa bàn thành phố; Đề án xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng lúa giống đạt tiêu chuẩn chất lượng tại TP Cần Thơ; Đề án phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh TP Cần Thơ; Đề án quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản trên địa bàn thành phố).

Hiện nay, các đề án đã được trình các cơ quan thẩm quyền xem xét trình duyệt kinh phí thực hiện, đồng thời tiếp tục xây dựng các đề án cho các mục tiêu chuyển đổi.

Ngành cũng tích cực tranh thủ các nguồn vốn, chương trình từ trung ương và tài trợ khác như chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh trong sản xuất lúa (ACP) do WB tài trợ, chương trình hiện đại hóa ngành sản xuất lúa gạo hàng hóa vùng ĐBSCL (VnSAT) do WB tài trợ, chương trình phát triển sản xuất trong dự án Ô Môn - Xà No (WB tài trợ), chương trình chăn nuôi giảm nghèo Heifer tài trợ, chương trình sản xuất lúa bền vững (CORIGAP) do FAO và IRRI tại trợ, các chương trình mục tiêu khuyến nông quốc gia…

- Tổ chức sản xuất theo quy hoạch, phát triển vùng sản xuất hàng hóa với mô hình liên kết, tập trung: hiện nay đã hình thành các vùng sản xuất theo quy hoạch của từng lĩnh vực:

+ Vùng lúa hàng hóa và sản xuất giống (3 huyện và quận Ô Môn, Thốt Nốt > 70.00 ha).

+ Đang phát triển mô hình cánh đồng lớn.

+ Vùng rau màu: ở các quận Cái Răng, Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt và các huyện Phong Điền, Thới Lai, Cờ Đỏ.

+ Vùng nuôi thủy sản trên ao, ruộng, vùng nuôi cá tra chuyên canh… 

+ Vùng cây ăn quả: Cái Răng, Phong Điền, Bình Thủy, Ô Môn. 

- Đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa, sinh học hóa, hiện đại hóa việc huy động mọi nguồn lực để tổ chức tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân được thực hiện ở nhiều cấp thành phố, huyện, xã, ấp thường xuyên cho tất cả các lĩnh vực để ngày càng nâng cao hiểu biết, kỹ năng sản xuất của nông dân theo hướng hiện đại, đạt các mục tiêu chất lượng đã đề ra.

- Phát triển, hoàn thiện hạ tầng đảm bảo cho sản xuất trên:

+ Tập trung nguồn vốn đa dạng trong các năm qua hệ thống đê bao, kênh thủy lợi các cấp đã được đầu tư đảm bảo cho sự phát triển nền nông nghiệp đa dạng.

+ Hệ thống giao thông thủy bộ nông thôn cũng được đầu tư phát triển góp phần phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa tốt.

+ Thực hiện quy hoạch trạm bơm điện phục vụ sản xuất, ngành đã cung cấp số liệu cơ bản cho Bộ Công thương, ngành điện để quy hoạch mạng lưới điện phục vụ sản xuất trong tương lai.

- Thực hiện các giải pháp phụ trợ khác:

+ Xác định định hướng thị trường cơ bản tiêu thụ cho nông sản thành phố (cư dân thành phố, khác vãng lai, khách du lịch, các tỉnh nam sông Hậu, Campuchia cho các loại rau quả, lúa chất lượng cao cho thị trường các doanh nghiệp thành phố và thành phố Hồ Chí Minh, lúa giống, cá tra giống vùng ĐBSCL,…) phối hợp các ngành xúc tiến thương mại tìm thị trường mới, thị trường xuất khẩu…

+ Thực hiện sản xuất theo kế hoạch mùa vụ, rãi vụ…

+ Cung cấp thông tin giới thiệu hàng hóa cung cấp để xúc tiến thương mại, tìm thị trường.

+ Trao đổi liên kết với doanh nghiệp để phát triển sản xuất… 

* Kết quả chuyển đổi cây trồng năm 2014:

Việc chuyển đổi cây trồng phải tuân thủ nguyên tắc cân đối sản xuất và tiêu thụ. Năm 2014 ngành Nông nghiệp thực hiện việc chuyển đổi cây trồng để giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo và tăng khả năng sử dụng lao động, tăng thu nhập cho nông dân.

- Giảm diện tích canh tác lúa Hè Thu bằng việc phát triển rau, màu trên đất lúa trong vụ Xuân Hè, Hè Thu. Kết quả diện tích màu (mè) tăng gần 800 ha, so năm 2013 (5.502/4.826 ha); rau vẫn giữ diện tích tương đương năm 2013.

- Đưa cây bắp vào sản xuất 40 ha (Phong Điền) các mô hình này điều cho kết quả tốt, hiệu quả kinh tế cao (mè 23,5 triệu đồng/ha, bắp 36,5 triệu đồng/ha; dưa hấu 37,8 triệu đồng/ha; đậu nành 17,6 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa từ 9 triệu đồng – 32 triệu đồng/ha.

- Giảm diện tích canh tác Lúa Thu Đông bằng việc phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản và rau màu … (đang thực hiện).

- Đẩy mạnh phong trào trồng nấm: đã thu hút đầu tư vốn và lao động, tăng thêm thu nhập. Đến tháng 7/2014 sản lượng đạt 1.374 tấn, giá 50.000đ/kg (nấm rơm 267 ha, lãi 100-120 triệu đồng/ha; nấm bào ngư, linh chi 23 hộ sản xuất, sản lượng 47 tấn, với giá bán khoảng 30.000 đồng/kg.

Tóm lại, việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, giải quyết bài toán được mùa mất giá; bảo đảm lợi tức tối thiểu cho nông dân là phức tạp cần sự nỗ lực, phối hợp nhiều giải pháp đồng bộ từ vĩ mô đến vi mô từ quyết sách của Chính phủ, phối hợp chủ trương của các Bộ, ngành đến việc tổ chức, liên kết, ứng dụng nhiều giải pháp đồng bộ trên từng cánh đồng, từng địa phương là việc phải làm lâu dài, liên tục, vừa phát triển sản xuất, vừa phát triển liên kết ổn định thị trường. 

Đại biêu Lê Văn Bảnh hỏi: Cho biết việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi ở TP Cần Thơ đang được thực hiện chuẩn bị như thế nào? Nói rõ vai trò vì TP Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL (vùng) cơ cấu trong vùng hay cơ cấu riêng cho TP Cần Thơ. 

NỘI DUNG TRẢ LỜI: 

1. Tình hình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng thời gian qua:

Những năm qua, ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án có hệ thống và nhất quán nhằm định hướng giúp nông dân sản xuất lúa theo hướng bền vững, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng, cải thiện thu nhập nông dân.

Ngành Nông nghiệp thành phố tích cực triển khai các hoạt động tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả đạt được một số kết quả đáng khích lệ:

- Mô hình sản xuất Lúa - Mè - Bắp: giúp tăng lợi nhuận 14-20 triệu đồng so với canh tác 3 vụ lúa.

- Mô hình trồng Mè trên đất lúa vụ Xuân Hè: Để nâng cao tần suất canh tác đất nông nghiệp một số nông dân đã chuyển vụ canh tác lúa Xuân Hè sang làm màu, đặc biệt là Mè. Vừa tranh thủ được thời gian sản xuất mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa, tăng thêm thu nhập cho nông dân từ 7-19 triệu.

- Mô hình trồng đậu nành trên đất lúa: Mô hình đạt hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất lúa trên vùng đất kém hiệu quả: 8.053.500 đồng/ha. Ngoài ra, còn giúp cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường nên có khả năng nhân rộng trong những năm tới.

- Mô hình trồng dưa: dưa hấu, dưa leo mang liệu hiệu quả kinh tế hơn, đồng thời giúp cải tạo nguồn đất, ngăn chặn sự phát triển của dịch hại.

2. Kế hoạch trong thời gian tới:

Căn cứ Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ giống để chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng tại vùng ĐBSCL;

Căn cứ Công văn số 2175/UBND-KT ngày 12/5/2014 của UBND TP Cần Thơ về việc triển khai thực hiện Quyết định số 580/QĐ-TTg ngày 22/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Công văn số 6777/BTC-NSNN ngày 23/5/2014 của Bộ tài chính về chính sách hỗ trợ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu tại vùng ĐBSCL;

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Công văn số 1168/SNN&PTNT-KHTC ngày 03/6/2014 về việc đề xuất kế hoạch chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu trên địa bàn TP Cần Thơ đến các địa phương, phối hợp với Sở Tài chính để tham mưu UBND thành phố chỉ đạo thực hiện.

Đến nay, các địa phương đang tổng hợp và gửi báo cáo kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 

Đại biểu Mai Thị Xuân Mai hỏi: Năng suất các loại cây trồng, vật nuôi 6 tháng đầu năm có những loại đạt năng suất cao và cũng có giảm so với cùng kỳ. Tuy nhiên, năng suất cây mè năm nay đạt năng suất cao, giá cũng cao có lợi cho người nông dân, bên cạnh đó  năng suất lúa đạt sản lượng nhưng giá thì xuống thấp có lúc chỉ có 4.000đ/kg. Là cơ quan chuyên môn Giám đốc có suy nghĩ gì trong thời gian tới có nên triển khai kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho người nông dân chuyển từ diện tích trồng lúa sang diện tích trồng mè hay không?

NỘI DUNG TRẢ LỜI:

- Lúa Đông Xuân 2013-2014: đã gieo sạ được 88.007,92 ha, đạt 100,24% so KH, bằng 100,03% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 7,34 tấn/ha với sản lượng thu hoạch đạt 646.129 tấn, tăng 1,42% KH, tăng 1,39% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tăng: thời tiết năm nay thuận lợi cho cây lúa phát triển, bà con nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ, lúa trổ gặp thời tiết thuận lợi, bên cạnh lượng phù sa do lũ đưa về đồng ruộng nhiều, một số huyện ở đầu nguồn được hưởng lợi từ nguồn phù sa cho năng suất cao như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai.

- Lúa Hè Thu 2014: đã xuống giống 81.018,46 ha, tăng 1,27% KH, bằng 99,33% so với cùng kỳ. Sản lượng vụ Hè Thu ước đạt khoảng 469.202 tấn, tăng 9,16% so với vụ Hè Thu 2013, năng suất ước đạt 5,79 tấn/ha (theo tiến độ sản xuất ngày 26/6/2014). Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng do mưa kéo dài kết hợp với dông to, có 1.147,6 ha lúa bị đổ ngã tại huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (200 ha đổ ngã từ 50-70% diện tích, 3 ha đổ ngã hoàn toàn, 55 ha đổ ngã ở giai đoạn lúa trổ).

- Tính đến 26/6/2014, rau, màu, đậu các loại đã gieo trồng 7.602,52 ha, đạt 84,47% KH, bằng 96,34% so cùng kỳ. Đã thu hoạch 5.581,6 ha, bằng 91,94% so cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích giảm do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và do một số diện tích trong quy hoạch các dự án phát triển đô thị.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày đã gieo trồng 5.541,44 ha, tăng 30,08% KH, tăng 12,27% so với cùng kỳ; đã thu hoạch 5.446,55 ha ha; sản lượng đã thu hoạch 6.327,92 tấn, tăng 62,88% KH, tăng 41,35% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng mè ước đạt 6.289,89 tấn, tăng 69,08% KH, tăng 44,4% so cùng kỳ. Diện tích tăng chủ yếu tập trung ở quận Thốt Nốt, do đất gò ở một số phường trong quận không thuận lợi nước tưới tiêu nên nông dân gieo sạ cây mè có tính chịu hạn tốt; mặt khác trồng mè cho lợi nhuận kinh tế cao hơn một số loại cây trồng khác nên bà con xuống giống nhiều dẫn tới diện tích tăng.

- Những năm qua, ngành Nông nghiệp TP Cần Thơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án có hệ thống và nhất quán nhằm định hướng giúp nông dân sản xuất lúa theo hướng bền vững, ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng, cải thiện thu nhập nông dân.

- Ngành Nông nghiệp thành phố tích cực triển khai các hoạt động tăng cường chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên vùng đất lúa kém hiệu quả đạt được một số kết quả đáng khích lệ:

+ Mô hình sản xuất Lúa - Mè - Bắp: giúp tăng lợi nhuận 14-20 triệu đồng so với canh tác 3 vụ lúa.

+ Mô hình trồng Mè trên đất lúa vụ Xuân Hè: Để nâng cao tần suất canh tác đất nông nghiệp một số nông dân đã chuyển vụ canh tác lúa Xuân Hè sang làm màu, đặc biệt là Mè. Vừa tranh thủ được thời gian sản xuất mà còn giúp cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa, tăng thêm thu nhập cho nông dân từ 7 - 19 triệu.

+ Mô hình trồng đậu nành trên đất lúa: Mô hình đạt hiệu quả kinh tế hơn so với sản xuất lúa trên vùng đất kém hiệu quả: 8.053.500 đồng/ha. Ngoài ra, còn giúp cải tạo đất, giảm ô nhiễm môi trường nên có khả năng nhân rộng trong những năm tới.

+ Mô hình trồng dưa: dưa hấu, dưa leo: mang liệu hiệu quả kinh tế hơn, đồng thời giúp cải tạo nguồn đât, ngăn chặn sự phát triển của dịch hại.

Thời gian qua, cây mè chiếm ưu thế hơn so với các loại cây màu khác. Tuy nhiên, để chuyển đổi cần có thời gian, không thể thực hiện một sớm một chiều và chuyển dịch có kiểm kiểm soát, theo quy hoạch tránh chuyển dịch ồ ạt để tránh trường hợp được mùa mất giá./.

VT
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ