Video clip

4869535

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online880
số người truy cậpHôm nay3392
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969535

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN -6cv
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRẢ LỜI (Công văn số 1753/ SNN&PTNT-KHTC, 12/8/2014) 

1. Đại biểu Lê Văn Bảnh hỏi: Qua báo cáo của UBND thành phố về kết quả thực hiện Nghị quyết của HĐND về kế hoạch kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh 6 tháng đầu năm 2014, sản lượng nông nghiệp đạt thấp? Nguyên nhân thấp? 

NỘI DUNG TRẢ LỜI:

1. Trồng trọt:

- Lúa Đông Xuân 2013-2014: đã gieo sạ được 88.007,92 ha, đạt 100,24% so KH, bằng 100,03% so cùng kỳ; năng suất ước đạt 7,34 tấn/ha với sản lượng thu hoạch đạt 646.129 tấn, tăng 1,42% KH, tăng 1,39% so với cùng kỳ.

Nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng tăng: Thời tiết năm nay thuận lợi cho cây lúa phát triển, bà con nông dân xuống giống đúng lịch thời vụ, lúa trổ gặp thời tiết thuận lợi, bên cạnh lượng phù sa do lũ đưa về đồng ruộng nhiều, một số huyện ở đầu nguồn được hưởng lợi từ nguồn phù sa cho năng suất cao như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai.

- Lúa Hè Thu 2014: đã xuống giống 81.018,46 ha, tăng 1,27% KH, bằng 99,33% so với cùng kỳ. Sản lượng vụ Hè Thu ước đạt khoảng 469.202 tấn, tăng 9,16% so với vụ Hè Thu 2013, năng suất ước đạt 5,79 tấn/ha (theo tiến độ sản xuất ngày 26/6/2014). Nguyên nhân ảnh hưởng đến sản lượng do mưa kéo dài kết hợp với dông to, có 1.147,6 ha lúa bị đổ ngã tại huyện Thới Lai, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ (200 ha đổ ngã từ 50-70% diện tích, 3 ha đổ ngã hoàn toàn, 55 ha đổ ngã ở giai đoạn lúa trổ).

- Tính đến 26/6/2014, rau, màu, đậu các loại đã gieo trồng 7.602,52 ha, đạt 84,47% KH, bằng 96,34% so cùng kỳ. Đã thu hoạch 5.581,6 ha, bằng 91,94% so cùng kỳ. Nguyên nhân diện tích giảm do chuyển dịch cơ cấu cây trồng và do một số diện tích trong quy hoạch các dự án phát triển đô thị.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, cây công nghiệp ngắn ngày đã gieo trồng 5.541,44 ha, tăng 30,08% KH, tăng 12,27% so với cùng kỳ; đã thu hoạch 5.446,55 ha ha; sản lượng đã thu hoạch 6.327,92 tấn, tăng 62,88% KH, tăng 41,35% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng mè ước đạt 6.289,89 tấn, tăng 69,08% KH, tăng 44,4% so cùng kỳ. Diện tích tăng chủ yếu tập trung ở quận Thốt Nốt, do đất gò ở một số phường trong quận không thuận lợi nước tưới tiêu nên nông dân gieo sạ cây mè có tính chịu hạn tốt; mặt khác trồng mè cho lợi nhuận kinh tế cao hơn một số loại cây trồng khác nên bà con xuống giống nhiều dẫn tới diện tích tăng.

- Tổng diện tích cây lâu năm của TP Cần Thơ là 16.959 ha, tăng 2,63% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích cây ăn trái là 14.531 ha, tăng 5,58% KH, tăng 4,33% so cùng kỳ. Sản lượng cây ăn trái 6 tháng đầu năm 42.269 tấn, đạt 59,58% KH.

Diện tích cây ăn trái có xu hướng tăng do ngành Nông nghiệp vận động nông dân khôi phục vườn cây ăn trái tập trung, chuyên canh, nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái kết hợp với phát triển du lịch; diện tích xoài tăng nhẹ do một số nhà vườn chuyển sang trồng xoài Thái, xoài Đài Loan đang được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngoài ra các hộ nuôi thủy sản còn tận dụng các phần bờ đê để trồng cây chuối tập trung ở quận Thốt Nốt… 

2. Chăn nuôi:

Trong 6 tháng đầu năm 2014, tổng đàn gia súc tăng so với cùng kỳ: đàn trâu 354 con tăng 6%; đàn bò 3.063 con tăng 2%; đàn heo 121.060 con tăng 2,5% chủ yếu do giá tiêu thụ đầu ra tương đối ổn định và người dân tái đàn nuôi mới; riêng đàn gia cầm 1.788.720 con giảm 1,7% do tình hình dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp và xảy ra tại một số quận, huyện.

3. Thủy sản:

Tính đến 26/6/2014, tổng diện tích thả nuôi thủy sản 6.487 ha, đạt 49,9% KH, tăng 92,55% so cùng kỳ; đã thu hoạch 999 ha; sản lượng thu hoạch 60.333 tấn, đạt 32,61% KH, bằng 88,91% so cùng kỳ. Trong đó: Diện tích nuôi cá tra là 694 ha, đạt 81,65% KH, bằng 87,52% so cùng kỳ; diện tích đã thu hoạch là 235 ha với sản lượng đã thu hoạch là 48.883 tấn, đạt 32,59% KH, bằng 86,04% so cùng kỳ.

Diện tích thả nuôi thủy sản tăng do diện tích cá ruộng được xuống giống ở mương bao của ruộng lúa để chuẩn bị mùa nước lũ về cho cá nuôi lên ruộng nuôi nhằm tăng lợi nhuận cho nông dân trong sản xuất khi đầu ra của cá tra tiếp tục gặp khó khăn và để phát huy thế mạnh mặt nước tự nhiên. Riêng diện tích nuôi cá tra giảm do ảnh hưởng của giá cá tra trên thị trường qua các năm, người nuôi bị thua lỗ nặng. Hiện tại giá cá tra nhích lên khoảng 23.000- 25.000 đồng/kg, tăng 2.500-4.000 đồng/kg so với năm 2013 nhưng các hộ dân “treo ao” chưa có vốn để đầu tư nuôi cá trở lại.

Sản lượng thu hoạch 6 tháng đầu năm giảm do giá thức ăn tăng trong khi giá tiêu thụ sản phẩm đầu ra giảm, một số hộ nuôi thủy sản cầm chừng, nuôi với mật độ thưa, giảm chi phí thức ăn, thời gian nuồi kéo dài... ảnh hưởng đến năng suất. 

2. Đại biểu Nguyễn Văn Vinh hỏi: Thực hiện chủ trương của Chính phủ vấn đề tạm trữ thu mua lúa gạo, tư thương đến mua nhưng ép giá hay thu mua chậm trể, có khi không mua, không thực hiện theo đúng số lượng hợp đồng đã ký kết với người nông dân, do đó dẫn đến tình trạng gây thiệt thòi cho người dân. Với trách nhiệm là Giám đốc Sở NNPTNT tham mưu cho UBND thành phố quản lý nhà nước trong vấn đề này, đề nghị Giám đốc cho biết cần có giải pháp gì để tháo gở việc thực hiện chủ trương đúng đắng của Chính phủ nhưng đảm bảo quyền lợi của người dân? 

NỘI DUNG TRẢ LỜI: 

Ngành Nông nghiệp đã đẩy mạnh xây dựng cánh đồng lớn, nâng cao chất lượng sản phẩm cho bà con nông dân, có sự liên kết giữa nông dân trồng lúa và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đôi khi vốn doanh nghiệp không đủ để bao tiêu, thu mua hết cánh đồng. Thời gian qua, ngành đã có đề xuất với Chính phủ về vấn đề này.

Nông dân có kỹ thuật sản xuất tốt hơn, chất lượng hàng hóa tốt hơn thì doanh nghiệp không bỏ; đây là mấu chốt xây dựng mối gắn kết với doanh nghiệp và nông dân. 

3. Đại biểu Nguyễn Văn Vinh hỏi: Vấn đề nạo vét kênh mương thủy lợi tạo nguồn cho các huyện ngoại thành, trên thực tế nhu cầu này rất lớn, nguồn ngân sách bố trí cho lĩnh vực này rất được quan tâm và khả năng ngân sách có hạn. Để tháo gở tình hình này, đặc biệt đối với huyện Vĩnh Thạnh, huyện Cờ Đỏ, huyện Thới Lai, huyện Phong Điền có nhu cầu rất cao trong vấn đề này, đề nghị Nhà nước quan tâm nạo vét kênh mương, tạo nguồn cần có giải pháp gì trong thời gian tới để đẩy mạnh thực hiện tốt chủ trương trong phát triển nông dân, nông thôn ở các địa bàn. 

NỘI DUNG TRẢ LỜI:

Nhu cầu nạo vét kênh mương, ngành Nông nghiệp thực hiện hàng năm, phối hợp ngành Tài chính. Trong những năm qua, đã có những bước tiến bộ, đã huy động các nguồn như: vốn cấp bù thủy lợi phí, kiên cố hóa kênh mương, vốn vay ưu đãi đầu tư hạ tầng nông thôn, đối với những trường hợp đột xuất có thêm vốn tăng cường đê bao chống lũ.

Hàng năm, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có lập kế hoạch đầu tư một số tuyến kênh cấp II, cấp III bị bồi lắng để phục vụ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, nhưng trong đó có một số tuyến kênh không thể đầu tư do bà con hai bờ kênh yêu cầu đền bù giá cao và không đồng ý đầu tư gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình sản xuất của các hộ khác.

Đồng thời đề nghị bà con cử tri phản ánh cụ thể tên và địa điểm công trình đề ngành nông nghiệp có cơ sở xem xét và xin chủ trương đầu tư phục vụ sản xuất của bà con./.

VT
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ