Video clip

4869552

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online893
số người truy cậpHôm nay3409
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969552

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời (t18.6-7-8/8)

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời (tiếp theo và hết)

Câu 6: Cử tri quận Ô Môn đề nghị chú trọng hơn đến tính thiết thực của công tác đào tạo nghề ở nông thôn để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề trong thời gian tới

Trả lời:  Hiệu quả thiết thực trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn là yếu tố quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng và thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Cần Thơ đến năm 2020.

Trong quá trình xây dựng Đề án, Sở LĐTBXH đã tập trung đề ra nhiều giải pháp thiết thực nhằm mang lại hiệu quả đào tạo một cách tốt nhất, trong đó chú trọng đến hiệu quả sau đào tạo thông qua các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm đạt hiệu quả.

Qua sơ kết 5 năm thực hiện mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết với giải quyết việc làm đạt hiệu quả, toàn thành phố đã có 54 mô hình với 1.755 người tham gia, thu nhập bình quân từ 1,5 triệu đồng đến trên 4 triệu đồng/người/tháng được xây dựng ở rải rác hầu hết các quận, huyện.

Các mô hình này hiện đang được duy trì và nhân rộng. Ngoài các mô hình tập trung nêu trên còn có rất nhiều người lao động sau khi học nghề tự tạo việc làm tại hộ gia đình; hợp đồng bao tiêu sản phẩm hay hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp đã giúp cho lao động nông thôn có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững. Ngoài ra công tác đào tạo nghề còn góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Để đạt được điều đó, hàng năm, Sở LĐTBXH tổ chức điều tra nhu cầu học nghề và  khảo sát hiệu quả sau đào tạo, Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người lao động về học nghề, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình phù hợp, đặc biệt là huy động sự tham gia của các doanh nghiệp tham gia đào tạo và thu nhận, giải quyết việc làm cho người lao động.  

Để nâng cao hiệu quả đối với công tác đào tạo nghề, không riêng ngành LĐTBXH mà rất cần sự chung tay góp sức của các ngành, các cấp và của cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc. 

Câu 7: Cử tri quận Thốt Nốt đề nghị thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của các công ty, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm (nhất là các doanh nghiệp nước ngoài) để tránh tình trạng lừa đảo người lao động, sinh viên mới ra trường.

Trả lời:  Hiện nay, trên địa bàn TP Cần Thơ có 02 Trung tâm hoạt động lĩnh vực Giới thiệu việc làm (01 trung tâm thuộc Sở LĐTBXH; 01 Trung tâm thuộc Thành đoàn thành phố). Ngoài ra, không còn trung tâm hay công ty, chi nhánh nào hoạt động trong lĩnh vực giới thiệu việc làm.

Hằng năm, đều có tổ chức kiểm tra, giám sát 02 trung tâm nói trên. Tuy nhiên, chưa phát hiện tình trạng lừa đảo người lao động.

Câu 8: Cử tri huyện Phong Điền đề nghị ngành Lao động - Thương binh và Xã hội mở rộng đối tượng đào tạo nghề cho người từ 60 tuổi trở lên (vì độ tuổi này vẫn còn đủ sức khỏe để lao động, chẳng hạn như Câu lạc bộ làm vườn của Hội Cựu chiến binh) và một người có thể được học thêm nhiều nghề phù hợp để có điều kiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của địa phương. 

Trả lời: 

1. Đối tượng tham gia học nghề, đặc biệt là đối tượng học nghề hưởng các chế độ chính sách của Nhà nước như Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn thì đối tượng thụ hưởng được quy định rất rõ tại Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định 1956/QĐ-TTg như sau:

Theo mục 1, khoản 3, Điều 1 Quyết định 971/QĐ-TTg ngày 01/7/2015 quy định  “Lao động nông thôn từ đủ 15 tuổi đến 60 tuổi (đối với nam), 55 tuổi (đối với nữ) có sức khỏe phù hợp với từng nghề

Như vậy trường hợp cử tri đưa ra (trên 60 tuổi) là ngoài đối tượng thụ hưởng theo quy định. Tuy nhiên đối với trường hợp này cũng có thể tham gia học nghề với các hình thức như sau:

- Học nghề được hưởng một số chính sách do doanh nghiệp hoặc đơn vị giảng dạy hỗ trợ.

- Học nghề do địa phương hỗ trợ.

- Học nghề nhưng không được hưởng các chính sách hỗ trợ như đối tượng theo quy định.

- Xã hội hóa, đóng góp học phí.

2. Cũng theo quy định tại khoản 1 Mục III, Điều 1 Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 quy định:

Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án này. Những người đã được hỗ trợ học nghề theo các chính sách khác của Nhà nước thì không được tiếp tục hỗ trợ học nghề theo chính sách của Đề án này. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục hỗ trợ học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của Đề án này nhưng tối đa không quá 03 lần.  

Điều này cũng đã được quy định tại Quyết định 3205/QĐ-UBND TP Cần Thơ phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn TP Cần Thơ đến năm 2020./.

VT
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ