Video clip

4869886

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online865
số người truy cậpHôm nay3743
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969886

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri (t18.1/5)

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp 18 (2789/SNN&PTNT-KHTC, 10/12/2015, có 5 câu)

Câu 1: Cử tri thành phố đề nghị ngành Nông nghiệp cần thường xuyên hướng dẫn nông dân trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. 

Trả lời:

Tiếp tục thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ, ngành Nông nghiệp đã tích cực hướng dẫn nông dân chuyển đổi sang các mô hình hiệu quả: chuyển đổi từ sản xuất lúa hàng hóa sang sản xuất lúa giống (năm 2015 đạt 3.027 ha); chuyển từ 3.098 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây màu có hiệu quả kinh tế cao vụ Xuân Hè và Hè Thu như trồng mè (2.424ha), bắp (166 ha), dưa hấu (278 ha), rau đậu các loại (230 ha); chuyển 9.000 ha đất lúa vụ Thu Đông sang nuôi cá ruộng; mở rộng mô hình nuôi thủy sản đặc sản có giá trị kinh tế; ương giống thủy sản; phát triển mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Chuyển đổi từ trồng lúa sang mô hình trồng rau màu giúp nông dân vừa tranh thủ được thời gian sản xuất, cải tạo đồng ruộng, ngăn chặn sự phát triển của một số dịch bệnh trên cây lúa, tăng thêm thu nhập cho nông hộ. Lợi nhuận thu được từ các mô hình chuyển đổi ước đạt 43,48 triệu đồng/ha trồng dưa hấu; 32,16 triệu đồng/ha trồng bắp ăn; 21,9 triệu đồng/ha trồng mè; 12,06 triệu đồng/ha trồng bắp lai.

Trong thời gian qua, để giúp nông dân thực hiện tốt việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và nhu cầu của thị trường để mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp, ngành Nông nghiệp đã không ngừng và đang tiếp tục đẩy mạnh thực hiện ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật, triển khai thực hiện các đề tài, dự án, các hợp phần của đề án đã được phê duyệt (đề án chuyên canh, đề án phát triển giống lúa, đề án quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản) và chương trình khuyến nông khuyến ngư, hỗ trợ giống cây con đến nông dân. Kết quả, trong năm ngành đã thực hiện 2.877 cuộc tập huấn với 107.308 lượt nông dân tham dự; tổ chức 19 cuộc hội thảo với 979 lượt nông dân tham dự; tham quan 05 cuộc với 120 lượt người tham dự. Qua đó, kiến thức, năng lực sản xuất nông nghiệp của nông dân đã từng bước được nâng lên.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng bền vững quỹ đất lúa, ngành Nông nghiệp cũng đã xây dựng hướng chuyển đổi các loại hình sử dụng đất lúa đến năm 2020 như sau:

- Giảm đất chuyên trồng 03 vụ lúa (Đông Xuân - Hè Thu - Thu Đông) từ 56.512 ha năm 2014, còn 42.000 ha năm 2020 (đất chuyên trồng lúa: 39.867 ha và đất lúa khác 2.133 ha).

- Tăng đất luân canh 02 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa - 2 vụ màu từ 6.726 ha năm 2014 lên 10.000 ha năm 2020.

- Tăng đất canh tác 02 vụ lúa kết hợp nuôi thủy sản (cá, tôm càng xanh) từ 10.981 ha năm 2014 lên 12.000 ha năm 2020.

- Ứng dụng công nghệ cao, kỹ thuật mới trong nông nghiệp vào các điều kiện cụ thể của thành phố, góp phần nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân. Đến năm 2020, tạo bước chuyển biến về nhận thức của nông dân trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào thực tiễn sản xuất như: áp dụng giống lai có năng suất cao, chất lượng tốt cho mỗi loại cây trồng, áp dụng quy trình thâm canh tổng hợp (IPM) và quy trình VietGAP trên rau quả tươi.

- Sử dụng các giống lúa chất lượng cao, vừa có chất lượng gạo ngon, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu, vừa có thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu mùa vụ trên từng tiểu vùng. Phấn đấu nâng tỷ lệ diện tích sử dụng giống lúa chất lượng cao từ 80% năm 2014 lên trên 90% năm 2020.

- Triển khai thực hiện Quyết định số 3348/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 của UBND thành phố về phê duyệt đề án xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa đạt tiêu chuẩn chất lượng tại TP Cần Thơ. Thực hiện khảo nghiệm tuyển chọn bộ giống lúa ngắn ngày, cao sản, chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa của TP Cần Thơ. Xây dựng điểm trình diễn sản xuất các giống lúa có triển vọng tại các quận, huyện trọng điểm của TP Cần Thơ. Sắp xếp, củng cố hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa cho TP Cần Thơ. Tổ chức sản xuất và cung cấp giống lúa cấp nguyên chủng và cấp xác nhận theo đúng các quy định tại các cơ sở sản xuất lúa giống đủ điều kiện trong hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa của TP Cần Thơ. Tập huấn kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản hạt giống, cập nhật các quy định nhà nước về sản xuất kinh doanh giống lúa cho cán bộ quản lý kỹ thuật, nông dân và các cơ sở sản xuất lúa giống.

Bên cạnh nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, ngành cũng quan tâm phát triển vùng chuyên canh hoa kiểng: hình thành vùng sản xuất hoa kiểng chuyên canh theo hướng tập trung làng nghề, nông nghiệp đô thị phục vụ thị trường tiêu thụ tại địa phương và góp phần tăng thu nhập cho nông dân vùng ven đô thị có quy mô diện tích đất ít. Dự kiến đưa diện tích trồng hoa, cây cảnh của thành phố đến năm 2020 đạt 200 - 300 ha với địa bàn phân bố tập trung nhiều ở các khu vực mới đô thị hóa và khu vực ven đô, nhất là các khu vực sản xuất hoa kiểng truyền thống.

Phát triển vùng sản xuất cây ăn trái tập trung ở huyện Phong Điền, quận Cái Răng, quận Ô Môn, quận Bình Thủy và phát triển mô hình nhà vườn trong các khu đô thị sinh thái, khu dân cư ven sông Hậu và ở các cù lao với diện tích đến năm 2020 là 15.500 ha.

Thực hiện tái cơ cấu ngành Chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, khuyến khích phát triển chăn nuôi tập trung theo quy mô trang trại, gia trại, duy trì chăn nuôi nông hộ nhưng theo hình thức công nghiệp, bán công nghiệp và ứng dụng công nghệ cao; tổ chức lại sản xuất theo các chuỗi liên kết các khâu từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm.

Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến khích đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại trong chăn nuôi. Tăng cường công tác quản lý chất lượng giống; chọn lọc, cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng các giống gia súc, gia cầm địa phương có nguồn gen quý; nhập nội các giống heo, gia cầm cao sản trong nước chưa có hoặc còn thiếu.

Hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng các mô hình chăn nuôi có hiệu quả, bền vững và an toàn sinh học. Hướng dẫn, chuyển giao những kỹ thuật mới về chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng, quản lý,… đảm bảo an toàn sinh học, vệ sinh phòng bệnh và xử lý môi trường. Áp dụng quy trình chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt (VietGAP) đối với các cơ sở chăn nuôi.

Chủ động tổ chức và nâng cao hiệu quả công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo an toàn dịch tễ đàn gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác. Xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh, nhất là những vùng có các cơ sở sản xuất giống và vùng chăn nuôi lớn, tập trung. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm soát nguồn gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến cung cấp cho thành phố.

Phát triển sản xuất thủy sản theo hướng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sản phẩm giá trị gia tăng: áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn thực phẩm trong nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu (51,42 ha cá Tra đạt chứng nhận theo các tiêu chuẩn như ASC, GlobalGAP, BAP, VietGAP, GlobalGAP; 066 ha cá Rô phi đạt chứng nhận ASC; 1,25 ha cá Lóc đạt chứng nhận VietGap,…) và phát triển thủy sản theo hình thức hợp tác sản xuất đẩy mạnh liên kết bốn nhà trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác liên kết sản xuất thành công trên nhiều đối tượng nuôi như: cá Tra (hợp tác xã là Thới An và Thắng Lợi), Lươn (Tổ Hợp tác nuôi Lươn Vĩnh Trinh, Hợp tác xã Phúc Lộc Hòa ở Cờ Đỏ). Các doanh nghiệp chế biến đầu tư cho các hộ nuôi gia công (công ty Sao Mai, Hùng Vương, Agrifish,…) nhằm khép kín quy trình sản xuất và tăng lợi nhuận cho người nuôi.

Ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thực hiện đề án tái cơ cấu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, phát triển thủy sản theo hướng bền vững, nâng cao sản phẩm giá trị gia tăng như:

- Nghiên cứu về sinh sản nhân tạo cá thát lát góp phần đảm bảo nguồn giống và mở rộng đối tượng nuôi có giá trị. Nuôi thát lát trong ao, vèo hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp cho lợi nhuận khoảng 79 triệu đồng/1.000m2/vụ; với hiệu quả cao và chủ động thức ăn nên hộ nuôi. Hiện nay, mô hình này được nhân rộng trên các quận, huyện như: quận Thốt Nốt, quận Ô Môn, quận Bình Thủy và huyện Phong Điền.

- Đưa lươn sinh sản nhân tạo vào nuôi thương phẩm, cải tiến mô hình nuôi lươn từ có bùn sang không bùn và thay vào đó là sử dụng con giống nhân tạo thay thế giống thu gom ngoài tự nhiên thiếu chất lượng, người nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp trong suốt quá trình; đảm bảo lươn giống cho hộ nuôi và phát triển thủy đặc sản trên địa bàn. Hiện nay mô hình này được nhân rộng trên các huyện như Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Phong Điền, quận Thốt Nốt.

- Nghiên cứu nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp, với lợi nhuận đạt được từ 5 - 10 triệu đồng/m2 vèo. Mô hình nuôi cá lóc bằng thức ăn công nghiệp được phát triển tại các huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai, Phong Điền.

Đưa các đối tượng thủy sản có giá trị cao vào sản xuất nhằm đa dạng các đối tượng nuôi trên địa bàn như: sinh sản nhân tạo cá chạch lấu và nuôi thương phẩm bằng thức ăn công nghiệp trên diện tích rộng; nuôi cá cảnh có giá trị cho các vùng đô thị, cận đô thị,..

Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi, tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm cho người dân; triển khai các chương trình dự án nuôi trồng trồng thủy sản đạt hiệu quả. 

(còn tiếp)

VT
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ