Video clip

4871457

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1068
số người truy cậpHôm nay503
số người truy cậpHôm qua4811
số người truy cậpTất cả4971457

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2. S12)

5. Kiến nghị đặt lại tên đường

Cử tri huyện Phong Điền kiến nghị Đường tỉnh 923 nên đặt lại tên là "Lộ Vòng Cung", vì con đường này gắn liền với các sự kiện lịch sử hào hùng của thành phố trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ giành độc lập dân tộc. Nội dung trả lời, như sau:

- Đường tỉnh 923 trước đây có chiều dài toàn tuyến là 27.600 mét; đi qua 3 quận, huyện: Ninh Kiều, Phong Điền và Ô Môn. Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND, ngày 26-6-2009, của HĐND thành phố, về việc đặt tên đường trên địa bàn thành phố, đã đặt tên "Vòng Cung" cho đoạn Đường tỉnh 923 đi qua quận Ninh Kiều (từ Quốc lộ 1 cũ đến giáp ranh xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền), dài 2.400 mét.

Tiếp theo, Nghị quyết số 17/2012/NQ-HĐND, ngày 7-12-2012, của HĐND thành phố, về việc đặt tên đường và công trình công cộng, đã đặt tên "Lộ Vòng Cung" cho đoạn Đường tỉnh 923 đi qua huyện Phong Điền (từ giáp ranh phường An Bình, quận Ninh Kiều đến giáp ranh phường Trường Lạc, quận Ô Môn), dài 18.000 mét. Đoạn Đường tỉnh 923 còn lại đi qua địa bàn quận Ô Môn (từ giáp ranh xã Tân Thới, huyện Phong Điền đến Quốc lộ 91), dài 7.200 mét.

- Tại kỳ họp HĐND thành phố cuối năm 2014 sắp tới, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cơ quan Thường trực Hội đồng tư vấn về đặt tên, đổi tên đường và công trình công cộng trên địa bàn thành phố, tham mưu UBND thành phố chuẩn bị dự thảo nghị quyết đặt tên "Lộ Vòng Cung" cho đoạn Đường tỉnh 923 còn lại (đoạn đi qua quận Ô Môn), trình HĐND thành phố. Đồng thời, đề nghị điều chỉnh lại tên gọi "Vòng Cung" trong Nghị quyết số 08/2009/NQ-HĐND, ngày 26-6-2009, của HĐND thành phố, thành "Lộ Vòng Cung" cho chính xác với địa danh lịch sử. Nếu được HĐND thành phố chấp thuận, toàn tuyến Đường tỉnh 923 được gọi tên là "Lộ Vòng Cung" như kiến nghị của cử tri.

6. Tạo điều kiện thuận lợi cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử hoạt động thường xuyên. 

Cử tri huyện Thới Lai kiến nghị thành phố có kế hoạch hỗ trợ tạo điều kiện cho các câu lạc bộ đờn ca tài tử hoạt động thường xuyên hơn. Nội dung trả lời, như sau:

Nghệ thuật đờn ca tài tử (ĐCTT) Nam bộ được Unesco công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 12-2013. Bộ VHTTDL chỉ đạo xây dựng đề án bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ, gồm 7 nội dung chương trình hành động quốc gia, như sau:

- Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa nói chung, nghệ thuật ĐCTT Nam bộ nói riêng.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hành, sáng tạo và truyền dạy nghệ thuật ĐCTT Nam bộ trong các gia đình, các nhà trường, câu lạc bộ và cộng đồng nhằm nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của cộng đồng và nhân dân địa phương.

- Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả các hoạt động kiểm kê, sưu tầm, tư liệu hóa, truyền dạy, trình diễn... để bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; đưa nghệ thuật ĐCTT Nam bộ vào nội dung đào tạo, bồi dưỡng tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành.

- Hỗ trợ cộng đồng phục hồi, lưu truyền các “bài Tổ”, các tập quán xã hội, tín ngưỡng và các lễ hội liên quan đến nghệ thuật ĐCTT Nam bộ; mở rộng các hình thức và môi trường sinh hoạt mới, phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát huy giá trị nghệ thuật ĐCTT Nam bộ trong cuộc sống đương đại.

-Phối hợp với các cơ quan truyền thông, các hội nghề nghiệp tổ chức thường xuyên và định kỳ các chương trình giới thiệu, quảng bá về nghệ thuật ĐCTT Nam bộ nhằm giáo dục thẩm mỹ, cảm thụ nghệ thuật ĐCTT Nam bộ tới công chúng.

- Có chính sách đãi ngộ, khen thưởng và phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước cho các nghệ nhân ĐCTT có nhiều đóng góp xuất sắc.

- Tạo mọi điều kiện để nghệ thuật ĐCTT Nam bộ có nhiều cơ hội giao lưu, trình diễn ở nước ngoài; thường xuyên tổ chức liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam bộ ở các địa phương; định kỳ 3 năm một lần tổ chức Liên hoan nghệ thuật ĐCTT Nam bộ toàn quốc.

UBND thành phố giao Sở VHTTDL chủ trì, phối hợp với các sở ngành hữu quan và địa phương để tổ chức thực hiện công văn của Bộ VHTTDL. Sở đang tiến hành tham mưu xây dựng Đề án “Bảo tồn, phát huy và phát triển nghệ thuật ĐCTT Nam bộ thành phố giai đoạn 2015 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Trong nội dung đề án, có đề ra phương hướng cho các câu lạc bộ ĐCTT duy trì và hoạt động thường xuyên hơn.

7. Đề nghị cho biết hoạt động phong trào đờn ca tài tử trên địa bàn thành phố

Cử tri đề nghị cho biết hoạt động phong trào đờn ca tài tử trên địa bàn thành phố (Thực hiện theo Nghị quyết TW5 khóa VIII về việc xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc). Nội dung trả lời, như sau:

- Tổ chức và tham dự các cuộc Liên hoan đờn ca tài tử:

+ Cấp quận, huyện: tổ chức định kỳ 1 lần/ năm.

+ Cấp thành phố: tổ chức định kỳ 2 năm/ lần.

Đã tham dự tất cả các cuộc liên hoan đờn ca tài tử cấp khu vực và toàn quốc, các cuộc liên hoan đờn ca tài tử do tỉnh, thành phố bạn tổ chức mở rộng.

- Về hoạt động câu lạc bộ đờn ca tài tử tại TP Cần Thơ:

+ Tại Trung tâm Văn hóa thành phố: Trung tâm Văn hóa thành phố là đơn vị trực thuộc Sở, tham mưu trong việc xây dựng và phát triển phong trào đờn ca tài tử tại thành phố. Hiện nay, đã tổ chức và duy trì hiệu quả 2 Câu lạc bộ đờn ca tài tử Tây Đô và Tri Âm. Trong đó, câu lạc bộ đờn ca tài tử Tây Đô đã có thành tích đáng kể trong việc tham gia các cuộc liên hoan đờn ca tài tử khu vực và toàn quốc đạt nhiều HCV, HCB cho thành phố trong nhiều năm qua.

Trung tâm Văn hóa thành phố đã và đang tổ chức các lớp đào tạo truyền dạy về chuyên môn đờn ca tài tử và bồi dưỡng kỹ năng thành lập, quản lý câu lạc bộ… góp phần duy trì và thúc đẩy hoạt động.

+ Tại các Trung tâm Văn hóa và Thể thao quận, huyện: Hiện nay, theo thống kê toàn thành phố (các quận, huyện, phường, xã, thị trấn) đã thành lập và hoạt động hiệu quả có hơn 250 đội/nhóm/câu lạc bộ đờn ca tài tử; có gần 2.000 người biết đờn và biết ca tài tử; Tổ chức các "lò" luyện nghề đờn ca tài tử ở Thốt Nốt, Ô Môn, Thới Lai, do các Nghệ nhân hoạt động lâu năm và có uy tín trong hoạt động phong trào đờn ca tài tử thành phố truyền dạy.

NCDC/CT

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ