Video clip

4868812

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1053
số người truy cậpHôm nay2669
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4968812

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời kiến nghị của cử tri (t18.1-2-3/3)

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời kiến nghị của cử tri trước kỳ họp 18 (4818/SVHTTDL-VP, 10/12/2015, có 3 câu) 

Câu 1: 1. Cử tri quận Cái Răng phản ánh: Đình Ba Láng đã được xây dựng cách đây hơn 100 năm, nhưng chưa được công nhận là di tích văn hóa cấp thành phố, đề nghị thành phố có kế hoạch khảo sát, công nhận di tích văn hóa cấp thành phố đối với công trình này. 

Trả lời:  

a. Thực trạng: Đình Ba Láng (còn gọi là Đình Tân Thạnh Đông) được xây dựng cách nay trên 100 năm, được vua Tự Đức sắc phong Bổn Cảnh Thành Hoàng vào năm 1852. Năm 1944, do ảnh hưởng của chiến tranh, ngôi đình đã bị thiêu hủy hoàn toàn, chỉ còn lại nền gạch đá ngổn ngang. Từ đó đến năm 1985, trong suốt thời gian hơn 40 năm, nơi đây chỉ là nền đất đá bỏ hoang, không tổ chức lễ định kỳ hàng năm. Đến năm 1986, dân làng nơi đây đã cùng nhau xây 2 ngôi miếu nhỏ trên nền của Đình cũ để thờ Thần và thờ Bà Chúa Xứ.  

Năm 2008, được sự cho phép của UBND quận Cái Răng, sau khi Ban Trung Đình thành lập đã vận động bà con địa phương cùng các nhà hảo tâm xây dựng lại một ngôi Đình mới ngay trên nền của Đình cũ, thuộc khu vực 3, phường Ba Láng, quận Cái Răng, với diện tích gần 2.000m2, vật liệu chủ yếu bằng bê tông cốt thép, mái lợp bằng tol xi măng, nền lót gạch bông, kiến trúc đơn giản. 

Hiện nay, mặc dù Đình Ba Láng còn lưu giữ sắc thần do vua Tự Đức phong tặng vào năm 1852 và các hiện vật như 03 ghế nghi (bằng gỗ, kiểu dáng đơn giản, đã cũ), một số chân đế cột bằng đá xanh… nhưng kiến trúc của ngôi đình xưa không còn. Qua tìm hiểu của Ban Quản lý di tích thành phố, đến thời điểm này vẫn chưa tìm được nhân chứng và tài liệu ghi nhận nơi đây là địa điểm diễn ra các sự kiện lịch sử cách mạng.  

b. Giải pháp: Căn cứ vào Khoản 1, Điều 29 của Luật Di sản văn hóa, được sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Di tích cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm: 

(1) Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương trong các thời kỳ lịch sử; 

(2) Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương; 

(3) Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương; 

(4) Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương”. 

Qua đối chiếu với những quy định nêu trên Đình Ba Láng, hiện nay chưa đủ tiêu chí để làm cơ sở lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố. Đề nghị quận Cái Răng có kế hoạch sưu tầm bổ sung tư liệu, đồng thời tổ chức phát huy các lễ hội truyền thống tại Đình để thu hút khách tham quan, góp phần phát triển du lịch tại địa phương.

Câu 2: Cử tri đề nghị thành phố thông tin cụ thể cho người dân biết các dự án xây dựng Chùa Nam Nhã có thực hiện không, nếu có thì xác định thời gian thực hiện cụ thể đối với từng dự án để người dân tham gia giám sát. 

Trả lời: 

a. Thực trạng: - Chùa Nam Nhã được UBND thành phố giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tổ chức lập quy hoạch với quy mô khoảng 4,5 ha. Tại những buổi báo cáo thông qua địa phương, Ban trị sự chùa và UBND quận Bình Thủy, người dân và lãnh đạo quận đều đồng tình phương án mở rộng di tích lịch sử chùa Nam Nhã từ diện tích 4,5 ha thành 8,5 ha, nhằm tôn tạo di tích lịch sử cấp quốc gia, tạo điểm nhấn du lịch cho quận Bình Thủy nói riêng và TP. Cần Thơ nói chung.

- Đồng thời, theo ý kiến của lãnh đạo UBND quận Bình Thủy, việc mở rộng sẽ giúp địa phương sắp xếp dân cư, đảm bảo trật tự kỷ cương đô thị, tạo cảnh quan hài hòa cho khu di tích lịch sử chùa Nam Nhã, xứng tầm là di tích lịch sử cấp quốc gia.

- Ngày 17/3/2015, Sở VHTTDL nhận được Công văn 678/SXD-QLQH, của Sở Xây dựng, thống nhất mở rộng quy hoạch chùa Nam Nhã từ diện tích 4,5 ha mở rộng thành 8,5 ha.

- Tuy nhiên, do quy hoạch chùa Nam Nhã mở rộng thêm 4 ha (bao gồm phần đất do dân lấn chiếm của chùa Nam Nhã trước đây và đất mở rộng thêm tiếp giáp Quốc lộ 91 để sắp xếp bố trí tái định cư cho những hộ dân bị ảnh hưởng), nên tổng số hộ dân bị ảnh hưởng của dự án khoảng 97 hộ, và chi phí bồi hoàn giải phóng mặt bằng, chi phí xây dựng hạ tầng khu tái định cư và đường giao thông,… khoảng 60 tỷ đồng, chưa bao gồm chi phí xây dựng các công trình để tôn tạo thêm cho di tích chùa Nam Nhã.

b. Giải pháp: - Đối với dự án xây dựng Chùa Nam Nhã, theo nội dung Công văn  5438/UBND-XDDT ngày 18/11/2015 về việc kêu gọi xã hội hóa Cơ sở 2, di tích Đặc ủy An Nam Cộng sản Đảng và quy hoạch mở rộng chùa Nam Nhã: trong giai đoạn 2016-2020 nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương còn rất khó khăn.

- Vì vậy, quy hoạch mở rộng chùa Nam Nhã sẽ được xem xét sau năm 2020.

Câu 3: Cử tri đề nghị thành phố tăng cường công tác quản lý việc phát tờ rơi, dán quảng cáo không đúng nơi quy định (ở các địa điểm công cộng, ngoài đường,...). Và, quy định trang phục của diễn viên khi tham gia các sự kiện để tránh tình trạng diễn viên mặc trang phục hở hang, xăm trổ trên cơ thể gây phản cảm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục. 

Trả lời: 

a. Công tác quản lý việc phát tờ rơi, dán quảng cáo không đúng nơi quy định:

- Thực trạng: Thời gian vừa qua, vào khoảng thời gian bắt đầu ngày làm việc và giờ tan tầm, việc phát tờ rơi tại các giao lộ trên địa bàn quận Ninh Kiều thường xuyên xảy ra, gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường, gây bức xúc đến những người tham gia giao thông.

- Giải pháp: Thanh tra Sở VHTTDL đã kết hợp với địa phương tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phát tờ rơi quảng cáo kinh doanh dịch vụ thương mại tại các ngã tư giao lộ. Từ đầu năm đến nay đã tiến hành kiểm tra hơn 10 trường hợp và thu hơn giữ hơn 5.000 tờ rơi, lập biên bản hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động này, tuyên truyền, nhắc nhở các đối tượng chấp hành các quy định về cảnh quan môi trường, nếp sống văn hóa - văn minh đô thị. 

b. Về biểu diễn nghệ thuật:

- Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 của Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng ban hành kèm theo Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/01/2009 của Chính phủ thì “biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang” là một trong những hoạt động văn hóa.

- Tại điểm b khoản 3 của Quy chế này nghiêm cấm các hoạt động văn hóa có nội dung: trái với thuần phong mỹ tục; người tổ chức biểu diễn nghệ thuật không được yêu cầu hoặc cho phép người biểu diễn sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc và dùng giọng hát thu trong băng, đĩa để thay cho giọng hát thật của người biểu diễn (điểm a, điểm c khoản 2 Điều 10 của Quy chế), tại Điều 6 khoản 2 điểm c Nghị định 79/2012/NĐ-CP ngày 05/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu quy định: Cấm sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với mục đích, nội dung biểu diễn và thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.

- Với những quy định như đã nêu, trong thời gian vừa qua, trên địa bàn TP Cần Thơ chưa phát hiện tình trạng diễn viên mặc trang phục hở hang gây phản cảm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục tại các điểm biểu diễn. 

- Trong thời gian tới, Thanh tra Sở VHTTDL, tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật trên địa bàn, Sở VHTTDL kiên quyết không tiếp nhận biểu diễn đối với diễn viên mặc trang phục hở hang, xăm trổ trên cơ thể gây phản cảm, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục./.

VT
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ