Video clip

4865697

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1125
số người truy cậpHôm nay4201
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4965697

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

Thông qua dự án Luật Hải quan (sửa đổi) và Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi)

(TTXVN)- Sáng 23-6, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua dự án Luật Hải quan (sửa đổi); thảo luận về dự án Luật Đầu tư (sửa đổi).

Với 92,37% phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Hải quan (sửa đổi). Luật gồm 8 chương, 104 điều, quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.

Đối tượng áp dụng của Luật là tổ chức, cá nhân thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; có quyền và nghĩa vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải; cơ quan hải quan, công chức hải quan và cơ quan khác của Nhà nước trong việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.

Chính sách về hải quan được quy định trong Luật là: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam; xây dựng Hải quan Việt Nam trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động minh bạch, hiệu lực, hiệu quả.

Đa số các đại biểu đồng tình với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội – cơ quan thẩm tra dự án Luật về sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, công khai, minh bạch và đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế; bảo đảm tính đồng bộ với các luật có liên quan, phù hợp với yêu cầu hội nhập, thông lệ quốc tế và các cam kết của Việt Nam về mở cửa thị trường và tự do hóa đầu tư. Đồng thời, dự án Luật cần bảo đảm nâng cao quản lý nhà nước về đầu tư; làm rõ những lĩnh vực Nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển để thu hút đầu tư; hoàn thiện phân cấp đầu tư, cơ chế phối hợp giữa cấp Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan liên quan, cùng với quy định rõ trách nhiệm của từng cấp gắn với chế tài xử lý rõ ràng, đồng bộ để hạn chế đầu tư dàn trải, phá vỡ quy hoạch ngành, vùng và địa phương.

Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, các đại biểu kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định về thanh tra, kiểm tra, giám sát và chế tài xử lý sai phạm.

Các ý kiến đánh giá các quy định của dự án luật đã thể hiện sự đột phá, thông thoáng hơn so với luật hiện hành, nhưng các quy định này mới chỉ được thể hiện một cách khái quát, mang tính nguyên tắc dẫn chiếu đến các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định cụ thể. Các đại biểu đề xuất ban soạn thảo cần sớm rà soát các văn bản pháp luật khác liên quan, đảm bảo tính đồng bộ của các văn bản pháp luật; giảm thiểu các điều khoản giao cho các văn bản dưới luật quy định...

Chiều cùng ngày, Quốc hội làm việc tại Hội trường, biểu quyết thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) và thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự.

Với 86,14% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) với 20 Chương, 170 Điều. Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) quy định bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ môi trường, phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại và các trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật. Bảo vệ môi trường cần gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, an sinh xã hội, bảo đảm quyền trẻ em, thúc đẩy giới và phát triển, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu; phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Luật cũng quy định bảo vệ môi trường phải dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu chất thải; bảo vệ môi trường quốc gia gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu; bảo vệ môi trường bảo đảm không phương hại chủ quyền, an ninh quốc gia. Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên và ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi hành án dân sự, nhiều đại biểu không tán thành sửa đổi Điều 30 Luật hiện hành theo hướng giao tòa án nhân dân ra "quyết định đưa bản án, quyết định ra thi hành" như Tờ trình của Chính phủ và dự thảo Luật.

Đại biểu lý giải: trách nhiệm của Tòa án là cơ quan xét xử, ra bản án, còn việc thi hành bản án đó như thế nào thuộc về cơ quan hành pháp. Cơ quan hành pháp thi hành án theo Luật và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc làm của mình, do đó không nên tạo ra sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan.

Một vấn đề gây nhiều băn khoăn và có những ý kiến trái chiều trong các đại biểu là quy định người được thi hành án phải có đơn yêu cầu thi hành án... Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu quy định theo hướng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, nếu đương sự tự thỏa thuận giải quyết sẽ lập biên bản ra quyết định điều chỉnh việc thi hành án, nếu đương sự không yêu cầu nữa sẽ ra quyết định đình chỉ việc thi hành án.

Nhiều nội dung liên quan đến việc xác minh điều kiện thi hành án, thi hành án khi có thay đổi giá trị tài sản tại thời điểm thi hành án và thẩm quyền kê biên tài sản thi hành án... cũng được các đại biểu tập trung thảo luận.

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ