Video clip

4864332

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1024
số người truy cậpHôm nay2836
số người truy cậpHôm qua3783
số người truy cậpTất cả4964332

THÔNG TIN HOẠT ĐỘNG NỔI BẬT

Thường trực HĐND thành phố giám sát việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Đề án, Chương trình của Thành ủy
 Sáng ngày 24-5-2023, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND (HĐND) thành phố do đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phố làm trưởng đoàn, làm việc với Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố về việc ban hành các cơ chế, chính sách thuộc thẩm quyền của HĐND thành phố thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Đề án, Chương trình của Thành ủy.

(Ông Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố)

Theo báo cáo của UBND thành phố, qua gần 01 năm thực hiện Nghị quyết số 06/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 của HĐND thành phố về Chương trình xây dựng Nghị quyết toàn khóa của HĐND thành phố Cần Thơ khóa X, nhiệm kỳ 2021- 2026, kết quả cụ thể như sau:

Tổng số Nghị quyết HĐND thành phố cần ban hành giai đoạn 2021 - 2026 để thể chế Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Đề án, Chương trình của Thành ủy là 25 Nghị quyết, đến nay, UBND thành phố đã trình HĐND thành phố ban hành được 01 Nghị quyết (Nghị quyết số 05/2022/NQ-HĐND ngày 08/7/2022 về quy định mức chi thưởng và chế độ hỗ trợ, ưu đãi đối với huấn luyện viên, vận động viên thể thao thành phố Cần Thơ), cụ thể năm 2022, ban hành được 01/09, năm 2023, 10 Nghị quyết, cơ quan được phân công đang trong quá trình xây dưng Nghị quyết để trình HĐND thành phố trong năm 2023.

Tại buổi giám sát, đại biểu cho rằng công tác thực hiện việc ban hành Nghị quyết HĐND để thể chế Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Đề án, Chương trình của Thành ủy theo Nghị quyết số 06/NQ-HĐND còn rất chậm, chưa đạt tiến độ thời gian đề ra. Đại biểu cho rằng bên cạnh nguyên nhân chủ quan do một số nội dung chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành Trung ương, do vướng một số quy định lên quan đến Luật; điều kiện về khả năng, nguồn lực của thành phố,… thì vẫn còn một số hạn chế do chủ quan đó là: UBND thành phố chưa có sự kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên đối với các sở, ngành, đơn vị được giao nhiệm vụ xây dựng nội dung trình; tinh thần trách nhiệm của một số sở, ngành được giao chủ trì xây dựng nội dung trình chưa cao; năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ; công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị còn thiếu chặt chẽ, hiệu quả công tác phối hợp chưa cao;…

Tại buổi làm việc, các thành viên Đoàn giám sát đã trao đổi, làm rõ một số vấn đề liên quan đến việc thể chế Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết, Đề án, Chương trình của Thành ủy, như: Giải pháp khắc phục những hạn chế mà UBND thành phố đã chỉ ra trong thời gian tới, cụ thể giải pháp về tài chính; trách nhiệm cơ quan được giao chủ trì soạn thảo văn bản; giải pháp xử lý những cơ quan được phân công chủ trì tham mưu trình Nghị quyết chưa đạt tiến độ; việc thể chế hóa văn bản của Trung ương tạo nguồn lực cho địa phương; chất lượng tham mưu văn bản của một số ngành; các giải pháp về thực hiện đất đai, tài chính theo Nghị quyết số 45/2022/QH15 của Quốc hội; …

Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Phạm Văn Hiểu, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố phố đề nghị UBND thành phố cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hơn nữa về công tác thể chế, phải nâng cao hơn nữa nhận thức của các sở, ngành, địa phương về tầm quan trọng của công tác thể chế, nhằm kịp thời triển khai thực hiện các quy định của pháp luật tại địa phương; nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo trong việc tham mưu, xây dựng các cơ chế, chính sách theo Chương trình xây dựng nghị quyết toàn khóa của HĐND thành phố, đặc biệt, Sở Tư pháp phải nâng cao năng lực, trình độ, tham mưu tốt các nội dung này vì đây là chức năng, nhiệm vụ của Sở Tư pháp; đối với các nội dung chưa trình trong năm 2022, cũng như trình HĐND thành phố trong năm 2023, đề nghị UBND thành phố thường xuyên đôn đốc, theo dõi, nhất là các đồng chí Phó Chủ tịch UBND được phân công phụ trách lĩnh vực, tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đối với các cơ quan được giao chủ trì soạn thảo nhằm kịp thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế đã chỉ ra trong thời gian qua, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nội dung được phân công,…

Hoài Phương

 
Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ