Video clip

4868813

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online1055
số người truy cậpHôm nay2671
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4968813

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

UBND TP CẦN THƠ TRẢ LỜI CHẤT VẤN (1cv)

Đại biểu Nguyễn Ngọc Sang hỏi: Việc triển khai quyết định của UBND thành phố trong thời gian qua còn một số vấn đề bất cập trong quản lý thực hiện như việc các sở, ngành không thuộc chuyên ngành xây dựng nhưng thành lập các Ban Quản lý dự án, do không đủ năng lực dẫn đến trì trệ, tổng mức đầu tư cao,… Do đó, thành phố mới thành lập Ban Quản lý dự án thành phố (Ban 1, Ban 2) nhưng đến nay vẫn còn phân vốn đối với các dự án chuẩn bị đầu tư cho các đơn vị không chuyên ngành xây dựng. Đề nghị lãnh đạo UBND thành phố cho biết việc quán triệt thực hiện các quyết định cũng như sự phân công từng lĩnh vực của các đơn vị trong thời gian qua như thế nào? Giải pháp tới ra sao?

 

UBND thành phố trả lời: (Công văn 4259/UBND-TH, 22/8/2014)

Để khắc phục một số hạn chế trong công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn thành phố, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện sắp xếp lại các Ban quản lý dự án trên địa bàn thành phố; đồng thời, đã thành lập Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng 2 thành phố Cần Thơ (Ban 2) để cùng với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thành phố (Ban 1) thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư, quản lý dự án đối với các công trình, dự án các chủ đầu tư không đủ năng lực. Trong năm 2014, UBND thành phố đã giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư cho 21 đơn vị với 60 dự án được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư (9,775 tỷ đồng). Trong đó, giao Ban 1 làm chủ đầu tư 06 dự án, Ban 2 làm chủ đầu tư 08 dự án.

Việc xem xét, giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư đối với các dự án, công trình đến nay đảm bảo thực hiện theo quy định tại Điều 1 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26-3-2009 của Bộ Xây dựng về việc Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12-02-2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, cụ thể: việc xác định chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 3 Nghị định trên như sau:

(1) Đối với dự án do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị quản lý, sử dụng công trình làm chủ đầu tư.

- Trường hợp chưa xác định được đơn vị quản lý, sử dụng công trình hoặc đơn vị quản lý, sử dụng công trình không đủ điều kiện để tổ chức triển khai thực hiện dự án thì người quyết định đầu tư giao cho đơn vị có đủ điều kiện làm chủ đầu tư. Đơn vị quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm cử người tham gia với đơn vị được giao làm chủ đầu tư trong việc tổ chức lập dự án, thiết kế, theo dõi, quản lý, nghiệm thu và tiếp nhận đưa công trình vào khai thác, sử dụng. Người được cử tham gia với chủ đầu tư là người sẽ tham gia quản lý, sử dụng công trình sau này hoặc người có chuyên môn phù hợp với tính chất của dự án.

- Chủ đầu tư có trách nhiệm bố trí người của đơn vị quản lý, sử dụng công trình vào vị trí phù hợp để được tham gia quản lý các công việc nêu trên đảm bảo hiệu quả và mục tiêu của dự án.

(2) Trường hợp không xác định được đơn vị để giao làm chủ đầu tư theo quy định nêu trên thì việc xác định chủ đầu tư được thực hiện như sau:

a) Người quyết định đầu tư đồng thời làm chủ đầu tư.

b) Người quyết định đầu tư giao cho Ban quản lý dự án (QLDA) do mình quyết định thành lập làm chủ đầu tư nếu Ban QLDA đó có tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện tổ chức triển khai thực hiện dự án hoặc người quyết định đầu tư thực hiện ủy thác thông qua hợp đồng với một tổ chức có đủ điều kiện làm chủ đầu tư.

Khi có đề nghị của các sở, ngành đề xuất chủ trương đầu tư, Hội đồng thẩm định thành phố sẽ xem xét, thông qua chủ trương trong đó xác định rõ chủ đầu tư, quy mô, tổng vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư,... làm cơ sở để UBND thành phố chấp thuận chủ trương đầu tư. Sau khi có chủ trương đầu tư, các chủ đầu tư sẽ đăng ký kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư để thực hiện thuê tư vấn lập dự án đầu tư.

Trong quá trình thẩm định, phê duyệt dự án, trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực chuyên môn để thực hiện quản lý dự án hoặc các công trình có quy mô, giải pháp kỹ thuật đòi hỏi yêu cầu năng lực đơn vị quản lý dự án chuyên ngành, UBND thành phố sẽ quyết định cụ thể giao một trong hai Ban QLDA của thành phố thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án để đảm bảo về năng lực và chất lượng công trình.

Như vậy, việc bố trí vốn chuẩn bị đầu tư cho các đơn vị được thực hiện sau khi đã có chủ trương đầu tư, đã xác định rõ quy mô, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư, còn việc có quyết định giao các Ban QLDA làm chủ đầu tư hay không là tùy thuộc vào tính chất công trình, quy mô công trình và một phần là do đề xuất của đơn vị quản lý, sử dụng công trình.

Trong thời gian tới, UBND thành phố sẽ chỉ đạo các sở, ngành phối hợp tiếp tục rà soát, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của các chủ đầu tư. Trường hợp các chủ đầu tư không đảm bảo năng lực sẽ kiên quyết không giao nhiệm vụ chủ đầu tư. Đồng thời, chỉ đạo Hội đồng thẩm định thành phố trong quá trình xem xét, thông qua chủ trương đầu tư sẽ thực hiện kiểm tra chặt chẽ năng lực của các đơn vị trước khi đề xuất giao làm chủ đầu tư, làm cơ sở giao vốn chuẩn bị đầu tư sau này./.

VT

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ