Video clip

4869146

Lượt truy cập

số người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cậpsố người truy cập
số người truy cậpĐang online945
số người truy cậpHôm nay3004
số người truy cậpHôm qua4647
số người truy cậpTất cả4969146

PHÚC ĐÁP ĐƠN THƯ, KIẾN NGHỊ

UBND TP CẦN THƠ TRẢ LỜI CHẤT VẤN (3cv)

Đại biểu Thiều Quang Thân hỏi: Tiến độ triển khai nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt chung của thành phố đến khi nào thì hoàn thành? Hiện nay vấn đề các bãi đốt rác, lò đốt rác tạm là chỉ tạm thời (vì vào mùa mưa khó xử lý đốt, chỉ cần mưa vài ngày là sẽ xảy ra quá tải), các lò đốt rác tạm đã được thẩm định đảm bảo an toàn môi trường? Quá trình mua sắm các lò đốt rác đã đảm bảo tuân thủ quy định mua sắm tài sản của Nhà nước như thế nào? Với vấn đề quy hoạch bãi xử lý rác chung hiện nay, trong 15 đến 20 năm tới liệu có đảm bảo thu gom, xử lý kịp được rác thải của thành phố? Có xảy ra tình trạng quá tải lặp lại như hiện nay hay không? 

UBND thành phố trả lời: (Công văn 4259/UBND-TH, 22/8/2014)

a. Tiến độ triển khai nhà máy xử lý chất thải rắn của thành phố:

Theo đề án Điều chỉnh quy hoạch chung TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1515/QĐ-TTg ngày 28/8/2013, khu liên hợp xử lý chất thải rắn tập trung tại quận Ô Môn có diện tích khoảng 47 ha. Khu liên hợp đang được triển khai thực hiện và đã giải phóng mặt bằng được 20 ha. Trong đó đã giao đất 01 ha cho Công ty Tây Nam để thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn nguy hại.

Do tình hình bức xúc về xử lý rác sau khi Bãi rác Tân Long đóng cửa ngày 31/12/2013, thành phố đã sử dụng một phần khu đất đã giải phóng mặt bằng để đầu tư xây dựng Khu xử lý tạm quận Ô Môn với tổng diện tích khoảng 5,6 ha. Trong đó, đầu tư giai đoạn 1 gồm các hạng mục như: đường giao thông, mương chứa nước thải, chiếu sáng, cây xanh, hàng rào, bãi rửa xe và 4 ô chứa rác. Đến nay, đã hoàn thành 2/4 ô rác và mương chứa nước thải phía sau các ô rác. Khu xử lý tạm Ô Môn hiện đang tạm ngưng tiếp nhận rác, tập trung thi công hoàn thành các hạng mục nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường như: bể xử lý nước rỉ rác sơ cấp, khu vực xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt, hàng rào kiên cố. Hiện nay, đã cơ bản hoàn thành, dự kiến trong tháng 8 năm 2014 sẽ bắt đầu đưa vào vận hành các thiết bị đốt rác.

Song song đó, để giải quyết nhu cầu xử lý lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng ngày, thành phố đã đầu tư 2 dự án: mở rộng Khu xử lý chất thải rắn huyện Cờ Đỏ và Khu chôn lấp tạm chất thải rắn sinh hoạt quận Cái Răng. Mặt khác, UBND thành phố đã chỉ đạo các sở ngành tích cực tham mưu UBND thành phố lựa chọn nhà đầu tư để giải quyết triệt để vấn đề xử lý rác. Đến nay đã lựa chọn được nhà đầu tư là Công ty Cổ phần Giải pháp năng lượng Miền Nam (SESCO).

Phương án đầu tư Nhà máy xử lý chất thải rắn TP Cần Thơ được SESCO sử dụng công nghệ xử lý khí hóa, thu hồi năng lượng và phát điện, tỷ lệ chôn lấp dưới 10%, với công suất xử lý 350 tấn/ngày, diện tích sử dụng đất khoảng 20 ha. Giá xử lý dự kiến 18 USD/tấn (khoảng 396.000 đồng/tấn). Thành phố đã chỉ đạo các sở ngành tập trung hỗ trợ doanh nghiệp trong việc đầu tư xây dựng nhà máy nhanh nhất, dự kiến cuối năm 2014 giai đoạn 1 của nhà máy sẽ hoàn thành, bắt đầu tiếp nhận chất thải rắn của thành phố và xử lý bằng biện pháp sấy khô, sản xuất viên nhiên liệu. Thời gian hoàn thành toàn bộ nhà máy để xử lý rác và phát điện dự kiến 18 tháng.

b. Công trình thí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt Sankyo: 

UBND thành phố đã giao Sở Xây dựng làm chủ đầu tư công trình thí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt Sankyo, công nghệ Nhật Bản sản xuất tại Thái Lan. Đến nay công trình đã hoàn thành và đi vào vận hành chính thức tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Khu xử lý bao gồm 3 lò đốt, hoạt động 24/24 với tổng công suất khoảng 30 tấn/ngày, góp phần xử lý một phần chất thải rắn sinh hoạt cho quận Cái Răng.

Qua báo cáo của Sở Xây dựng, qua quan trắc có 9/10 chỉ tiêu ô nhiễm môi trường đảm bảo yêu cầu theo quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Riêng chỉ tiêu Dioxin/furan (PCDD/PCDF) theo kết quả quan trắc là 0,7714 ngTEQ/Nm3 vượt giá trị cho phép (0,6). Nhằm đáp ứng theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường. Sở Xây dựng đã yêu cầu đơn vị cung cấp thiết bị tiếp tục nghiên cứu các giải pháp nhằm tăng cường công suất cho các lò đốt, nâng thêm chiều cao ống khói nhằm đảm bảo theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 30:2012/BTNMT.

Việc đầu tư công trình thí điểm xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng lò đốt Sankyo được thực hiện theo Quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật số 4372/QĐ-UBND ngày 18/12/2013 của UBND thành phố và Quyết định số 188/QĐ-SKHĐT ngày 18/6/2016 của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trong đó, các gói thầu mua sắm thiết bị lò đốt được thực hiện theo đúng các quy trình thủ tục chỉ định thầu được hướng dẫn tại Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.

c. Quy hoạch xử lý chất thải rắn thành phố Cần Thơ:

Đồ án Quy hoạch xử lý chất thải rắn TP Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của TP Cần Thơ, do Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn - Bộ Xây dựng làm đơn vị tư vấn, đã được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tại Quyết định số 1205/QĐ-UBND ngày 11/5/2012 của UBND TP Cần Thơ. Đến nay, Đồ án đã được thông qua Hội đồng Thẩm định và đã nhận được góp ý của Bộ Xây dựng ngày 23/7/2014. Hiện thành phố đã yêu cầu đơn vị tư vấn hoàn thiện báo cáo theo góp ý để trình UBND thành phố phê duyệt. Đồ án quy hoạch xử lý chất thải rắn được phê duyệt sẽ là cơ sở để các sở, ngành thành phố lên kế hoạch, thực hiện quản lý chất thải rắn trên địa bàn đảm bảo đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn của thành phố trong thời gian tới.

Theo dự thảo quy hoạch lộ trình thực hiện đầu tư các khu xử lý chất thải rắn được chia làm 2 giai đoạn đến năm 2020 và giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030 bao gồm 4 khu xử lý chất thải rắn tập trung, cụ thể như sau:

- Giai đoạn đến năm 2020:

+ Đầu tư xây dựng Khu xử lý Ô Môn tại phường Phước Thới, quận Ô Môn (diện tích 47 ha) đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cho các quận Ninh Kiều, Bình Thủy, Ô Môn.

+ Đầu tư xây dựng Khu xử lý Thới Lai tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai (diện tích 50 ha) đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cho huyện Thới Lai, huyện Phong Điền và quận Cái Răng .

+ Đầu tư xây dựng Khu xử lý Vĩnh Thạnh tại xã Thạnh Quới, huyện Vĩnh Thạnh và giai đoạn 1 của Khu xử lý Cờ Đỏ (10 ha) tại xã Trung An, huyện Cờ Đỏ để xử lý chất thải rắn cho quận Thốt Nốt, huyện Cờ Đỏ và huyện Vĩnh Thạnh sau năm 2020. 

- Giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2030: Hoàn tất công tác xây dựng, nâng cấp, mở rộng các khu xử lý đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải rắn cho thành phố./.

VT

Tin bài liên quan:

Bản đồ

Liên kết Website

Du lịch cần thơ